Tây Du Ký vốn là một trong những tác phẩm kinh điển của Trung Quốc, kể về hành trình đi Tây Thiên thỉnh kinh của 4 thầy trò Đường Tăng. Trên chặng đường này, thầy trò Đường Tăng đã gặp không ít khó khăn và thường xuyên bị yêu quái cản trở.
Theo đó, Tây Du Ký đã trở thành nguồn cảm hứng của nhiều nhà làm phim và được chuyển thể thành nhiều bộ phim khác nhau. Trong số đó, Tây Du Ký 1986 là phiên bản phim thành công nhất và gây tiếng vang lớn nhất.
Được biết, Tây Du Ký 1986 được ghi hình trong thời gian thiếu thốn và kỹ thuật lạc hậu nên đoàn làm phim đã có nhiều sự sáng tạo để hoàn thiện bộ phim. Sau 35 nhìn lại, bên cạnh những cảnh phim gây ấn tượng vì khả năng "lừa" khán giả ngoạn mục, cũng có một vài cảnh quay dù "giả trân" nhưng vẫn khiến người xem thích thú.
Nói về kỹ xảo và phục trang, Tây Du Ký để lại rất nhiều ấn tượng hài hước và khó quên trong lòng công chúng. Trong đó, phải kể đến một cảnh phim trông dễ thương, trẻ con và rất "giả trân" ở tập 8.
Trong tập phim này, thầy trò Đường Tăng đã đụng độ yêu quái hổ. Đáng nói, vì kỹ xảo còn nghèo nàn và kinh phí không có nhiều, đạo diễn Dương Khiết quyết định để cho một nghệ nhân mặc bộ đồ da hổ như múa lân để diễn. Cảnh phim này gây thích thú với khán giả vì bộ áo da hổ này được làm rất dễ thương, không hề dữ tợn, không có khí chất yêu quái. Đáng chú ý, lúc biến hình, yêu quái hổ cũng tỏ ra khá ngây ngô, vụng về. Khán giả có cảm giác như đó là một người bình thường đang chơi trong bộ đồ ngủ hình con hổ.
Mặc dù vai hổ tinh này chỉ có thể qua mắt được trẻ con nhưng cũng cho thấy sự sáng tạo không ngừng của các nghệ sĩ thời bấy giờ. Do đó, giá trị tinh thần mà phim mang đến cho công chúng vẫn không hề thay đổi.
Minh Hạnh (T/h)