Trong Tây Du Ký, mỗi nhân vật đều sở hữu những loại phép thuật đặc biệt của riêng mình, vô cùng lợi hại. Trong đó, lợi hại bậc nhất và là nhân vật được kính nể hàng đầu trên tiên giới chính là Phật Tổ Như Lai. Năm xưa, khi Tôn Ngộ Không đại náo Thiên cung, làm nhiều trò quậy phá, chính Như Lai đã ra tay thu phục và giam giữ hầu tử ở chân Ngũ Hành Sơn một cách dễ dàng.
Nhưng dù lợi hại tới đâu, vẫn có một loại phép thuật mà Phật Tổ Như Lai không hề biết, đó là thuật tiên tri. Thuật tiên tri được coi là phép thuật lợi hại nhất bởi chỉ cần sử dụng phép thuật này, mọi tuyệt chiêu khác đều có thể dễ dàng bị hoá giải.
Đối với Phật Tổ Như Lai, dù người có thể dự đoán được nhiều sự việc nhưng đó chỉ dựa trên suy luận thông thường chứ không phải thuật tiên tri, nhìn trước tương lai. Trong khi đó, nhiều người cho rằng vị sư phụ đầu tiên của Tôn Ngộ Không, Bồ Đề Tổ Sư, mới là người sở hữu phép thuật này.
Sở dĩ là bởi năm xưa, Bồ Đề Tổ Sư là người thu nhận Tôn Ngộ Không, đặt tên cho hầu tử và truyền dạy 72 phép biến hoá thần thông quảng đại. Cũng chính Bồ Đề Tổ Sư là người đuổi Ngộ Không xuống núi, cắt đứt mọi liên hệ với nhân vật này. Có những đồn đoán cho rằng Bồ Đề Tổ Sư sớm nhìn trước được tương lai của Tôn Ngộ Không, biết hầu tử có thể làm nhiều việc kinh thiên động địa và cuối cùng sẽ tu thành chính quả nên đã truyền dạy phép thuật rồi đuổi Ngộ Không đi.
Thế nhưng trên thực tế, đây cũng không phải thuật tiên tri. Tôn Ngộ Không vốn là con khỉ được sinh ra từ mảnh đá Ngũ sắc năm xưa Nữ Oa Nương Nương dùng dể vá trời. Được hấp thụ linh khí của trời đất ngàn năm nên Tôn Ngộ Không đã có căn cơ hơn người.
Với một người có tu vi cao như Bồ Đề Tổ Sư, người chắc hẳn đã trông thấy những tiềm năng của Ngộ Không nên mới sắp đặt người chỉ đường cho hầu tử tìm mình bái sư. Vậy nên suy cho cùng, những gì Bồ Đề Tổ Sư làm chỉ là sắp đặt và mở đường cho Ngộ Không chứ không phải thuật tiên tri, biết trước tương lai của nhân vật này.
Bởi vậy, Tây du ký thực chất không hề có ai biết thuật tiên tri này, không có ai có thể đoán trước được tương lai. Tất cả đều là sắp đặt để thầy trò Đường Tăng phải trải qua 81 kiếp nạn, lấy chân kinh, tu thành chính quả.
Minh Hạnh (T/h)