Trong Tây Du Ký, Tôn Ngộ Không thần thông quảng đại, tự xưng Tề Thiên Đánh Thánh, đại náo Thiên Cung, 10 vạn thiên binh thiên tướng không thể ngăn cản.
Chủ nhân của Hoa Quả Sơn thực sự mạnh đến vậy sao? Chỉ cần nhìn vào hành trình bảo vệ Đường Tăng đến Tây Thiên của Tôn Ngộ Không là có câu trả lời. Về cơ bản, bất kỳ yêu quái nào có thân thế đắng sau, đều có thể khiến Tôn Ngộ Không "ăn hành".
Chúng ta cùng điểm lại 4 đối thủ đáng sợ nhất mà Tôn Ngộ Không từng đối đầu trong Tây Du Ký.
Cửu Linh Nguyên Thánh
Cửu Linh Nguyên Thánh là một Thượng Cổ dị thú, nguyên hình là sư tử 9 đầu, sau trở thành thú cưỡi của Thái Ất Cứu Khổ Thiên Tôn. Bản lĩnh của Cửu Linh Nguyên Thánh hết lợi lợi hại, gầm một tiếng có thể mở được cảnh cổng Cửu U - tầng sâu nhất dưới Địa Ngục.
Nhân lúc nô đồng của Thái Ất Thiên Tôn ngủ say, đã trốn xuống động Bàn Hoàn Cửu Khúc, núi Vạn Linh Trúc Tiết dưới hạ giới. Trong thời gian này, Cửu Linh Nguyên Thánh đã nhận cháu nuôi là Hoàng Sư Tinh – con sư tử vàng ở động Hồ Khẩu, núi Báo Đầu.
Sau Hoàng Sư Tinh đã muốn ăn thịt Đường Tăng, trộm binh khí của 3 huynh đệ Tôn Ngộ Không. Sau đã bị Tôn Ngộ Không đánh chết.
Cửu Linh bèn tìm thầy trò Đường Tăng để báo thù, chỉ với tuyệt kỹ Thâu Thiên Hoán Nguyệt đã dễ dàng bắt sống thầy trò Đường Tăng, gầm một tiếng đã khiến Ngộ Không phải bỏ chạy. uối cùng, Ngộ Không phải mời Thái Ất Thiên Tôn đến thu phục tên yêu quái này.
Ô Sào Thiền Sư
Ô Sào Thiền Sư là một nhân vật tương đối thần bí trong Tây Du Ký, nhiều suy đoán cho rằng ông là Côn Bằng Tổ Sư thời Thượng Cổ, cũng có thể là Khổng Tước Đại Minh Vương. Bất luận ông là ai, nhưng thực lực chắc chắn không hề kém cạnh Bồ Đề Tổ Sư, sư phụ của Tôn Ngộ Không.
Ô Sào Thiền Sư xuất hiện sau khi Đường Tăng thu phục Trư Bát Giới. Khi đến núi Phù Ðồ, Tam Tạng ngồi trên ngựa ngó xa xa thấy ổ trên ngọn cây. Bên tả có hưu nai tha bông. Bên hữu có vượn mai dựng trái. Trên ngọn thì có con hạc con công chầu múa, chim loan chim phụng gáy vang.
Bát Giới chỉ lên một ổ quạ nói: "Thầy Ô Sào ở đó". Ô Sào Thiền Sư xuất hiện, chào hỏi Đường Tăng, nhận quen Trư Bát Giới nhưng làm như chưa từng nghe đến Tôn Ngộ Không.
Sau đó, Ô Sào Thiền Sư còn có ngầm nói Bát Giới là "heo rừng", Ngộ Không là "khỉ già", khiến đại đồ đệ của Đường Tăng tức giận. Khi Ô Sào Thiền Sư định bỏ đi, Ngộ Không đã dùng gậy Như Ý ngăn cản.
Nguyên tác viết rằng: "Hành Giả nói giận, giơ thiết bảng thọc ổ Thiền sư. Đài sen nở rộ, phát hào quang ra mấy trượng. Chẳng hề hư ổ ấy chút nào".
Ngộ Không cảm thấy cách biệt thực lực quá lớn. Nếu khi đó Ô Sào Thiền Sư tức giận đáp trả, liệu Tôn Ngộ Không có cơ hội để phản kháng?
Trấn Nguyên Tử
Đầu tiên là Trấn Nguyên Tử đại tiên, một Tổ Địa Tiên luôn ở Ngũ Trang Quán, Vạn Thọ Sơn tu luyện. Trấn Nguyên Tử không những quyền thế rất lớn, mà trong nhà ông còn có một bảo vật cực kỳ giá trị, đó chính là cây Quả Nhân Sâm.
Trong Tây Du Ký, cây Quả Nhân Sâm được coi là nguồn gốc của sự trường sinh. Vì có sự tồn tại của Quả Nhân Sâm mà chúng sinh Tam Giới càng thêm phần nể phục Trấn Nguyên Tử.
Năm đó Tôn Ngộ Không đại nào Ngũ Trang Quán, đánh đổ cây Quả Nhân Sâm, phải nhân lúc nửa đêm vội vàng dẫn theo mọi người chạy trốn, nhưng Trấn Nguyên Tử dễ dàng đuổi kịp.
Ba đồ đệ của Đường Tăng hiệp lực đánh trả, nhưng chưa kịp xuất chiêu đã bị Trấn Nguyên Tử tóm gọn vào ống tay áo.
Tôn Ngộ Không khi mời Quan thế âm Bồ Tát đến cứu cây, đã được Bồ Tát tiết lộ: Trấn Nguyên đại tiên pháp lực vô cùng lớn, khắp Phật giới đều phải kính nể ông ba phần.
Như Lai Phật tổ
Như Lai được coi là Tây Phương Phật giáo chi tổ, pháp lực vô biên, là một trong những người đứng đầu thế giới Tây Du.
Khi Thiên Đình tuyên Như Lai đến cứu giá, Tôn Ngộ Không dù trổ hết bản lĩnh không thể nhảy ra khỏi bàn tay của Phật tổ. Như Lai vốn có thể dễ dàng khiến Tôn Ngộ Không tan biến, nhưng đức phật từ bi, không sát giới, lại vì đại nghiệp thỉnh kinh nên giam cầm Hầu tử sám hối dưới Ngũ Hành Sơn 500 năm.
Sau này trong hồi Ngộ Không thật - Ngộ Không giả, chứng kiến Như Lai Phật tổ dễ dàng thu phục Lục Nhĩ Di Hầu, có lẽ Tôn Ngộ Không cũng tưởng tượng ra kết cục của mình nếu còn muốn đối đầu với người đứng đầu Linh Sơn Tự.
Hoa Vũ (Theo Eastday)