Trên thực tế, tàu sân bay mới của Trung Quốc kém công nghệ tàu Mỹ vài thập kỷ. Thời gian tới, Washington sẽ vẫn giữ vững ở vị số 1 trong sản xuất tàu sân bay và khí tài quân sự, khó có nước nào có thể vượt qua.
Tin tức báo Người đưa tin đăng tải, tuần trước, Trung Quốc đã làm lễ hạ thủy con tàu sân bay nội địa đầu tiên mang mã số 001A tại xưởng đóng tàu Đại Liên thuộc Tập đoàn Công nghiệp Đóng tàu Trung Quốc.
Lễ hạ thủy tàu sân bay Type 001A đã trở thành một sự kiện mang tầm cỡ quốc gia. Đồng thời đặc biệt thu hút sự quan tâm của giới quân sự toàn cầu. Quân đội Trung Quốc ca ngợi đây là "bước tiến quan trọng trong quá trình thiết kế, chế tạo tàu sân bay" của Bắc Kinh.
Tàu sân bay tự đóng đầu tiên của Trung Quốc được hạ thủy vào ngày 26/4 vừa qua. |
Trên thực tế, tàu sân bay mới của Trung Quốc kém công nghệ tàu Mỹ vài thập kỷ. Thời gian tới, Washington sẽ vẫn giữ vững ở vị số 1 trong sản xuất tàu sân bay và khí tài quân sự, khó có nước nào có thể vượt qua.
Con tàu Type 001A được ra mắt trong bối cảnh Trung Quốc vẫn ngang nhiên phô diễn sức mạnh quân sự nhằm củng cố tuyên bố chủ quyền trong các tranh chấp trên biển ở châu Á. Trong khi đó, những căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên vẫn tiếp tục được đẩy lên cao.
Sau khi Trung Quốc giới thiệu tàu sân bay tự đóng, giới quan sát tự hỏi, liệu Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLAN) có thể làm thay đổi cán cân quyền lực ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương hay không?
Báo Nga Sputnik nhận định, dù trong tương lai gần Mỹ và Trung Quốc có thể sẽ duy trì được nguyên trạng hiện tại trong khu vực, nhưng về lâu dài, tình trạng trên sẽ thay đổi.
Ông Andrei Frolov, chuyên gia phân tích quân sự Nga kiêm Tổng biên tập tạp chí Arms Export, nói: “Hạm đội của Trung Quốc dù chưa bằng Mỹ nhưng có thể so sánh với Nhật Bản và vượt qua tất cả các hạm đội khác trong khu vực”.
Ông Frolov thậm chí còn tin rằng hạm đội của Trung Quốc vượt qua cả hạm đội Thái Bình Dương của Nga, “nếu không kể tới các loại tàu ngầm”.
“Nga có nhiều tàu ngầm hạt nhân hơn và những đặc tính kỹ thuật của chúng vượt xa tàu ngầm Trung Quốc. Tuy nhiên, trong thời điểm hiện tại, nhiều tàu ngầm hạt nhân của Moscow đang được sửa chữa”, chuyên gia lưu ý. Hàng không mẫu hạm mới của Trung Quốc sẽ được đưa vào sử dụng năm 2020 hoặc 2021. Dàn chiến đấu cơ sẽ bao gồm các tiêm kích J-15 (bản sao từ Su-33 của Liên Xô), và các phiên bản của J-16, trong đó có dòng máy bay tác chiến điện tử đặc biệt J-16D. Trung Quốc cũng đang phát triển “radar bay” được trang bị trên loại tàu sân bay mới này, thường được gọi là JZY-01.
Trước đó, báo VnEconomy thông tin, ngày 26/4, Trung Quốc đã hạ thủy tàu sân bay đầu tiên do nước này tự sản xuất. Đây là hàng không mẫu hạm thứ hai của Trung Quốc, sau một tàu sân bay khác đã qua sử dụng được mua lại của nước ngoài, theo Reuters.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc dẫn lời các chuyên gia quân sự nói rằng tàu sân bay vừa được hạ thủy - con tàu được thiết kế tại Trung Quốc và đóng tại thành phố cảng Đại Liên phía Đông Bắc nước này - sẽ không thể đi vào hoạt động trước năm 2020. Từ nay đến thời điểm đó, con tàu sẽ được hoàn thiện và trang bị vũ khí.
Sự kiện này thu hút sự chú ý lớn bởi suốt mấy tháng qua, các nhà phân tích quân sự nước ngoài và truyền thông Trung Quốc đã liên tục công bố những bức ảnh, bao gồm ảnh chụp từ vệ tinh, và các bản tin về tiến trình sản xuất tàu sân bay thứ hai của Trung Quốc. Bắc Kinh lần đầu tiên xác nhận về sự tồn tại của hàng không mẫu hạm này vào cuối năm 2015. Chương trình phát triển tàu sân bay là bí mật quốc gia của Trung Quốc.
Tổng hợp