+Aa-
    Zalo

    Tàu ngầm Trung Quốc có thể áp sát bờ biển Mỹ trong 2 giờ?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Theo tờ SCMP, Trung Quốc đang kỳ vọng phát triển thế hệ tàu ngầm siêu thanh mới có khả năng di chuyển đến Mỹ chỉ trong vòng chưa đến 2 giờ đồng hồ.

    (ĐSPL) - Theo tờ SCMP, Trung Quốc đang kỳ vọng phát triển thế hệ tàu ngầm siêu thanh mới có khả năng di chuyển đến Mỹ chỉ trong vòng chưa đến 2 giờ đồng hồ.
    Times of India dẫn nguồn tin tờ SCMP cho biết, công nghệ tàu ngầm mới nhất đang được nghiên cứu và phát triển tại Viện Nghiên cứu và phát triển Công nghệ Cáp Nhĩ Tân. Theo đó, công nghệ này sẽ giúp tàu ngầm hay ngư lôi có thể di chuyển với tốc độ vượt trội dưới mặt nước.
    Tàu ngầm Trung Quốc có thể áp sát bờ biển Mỹ trong 2 giờ?

    Mô phỏng ngư lôi Shakval với tốc độ tối đa lên tới 370km/giờ.

    Quãng đường cần thiết từ Thượng Hải đến San Francisco, Mỹ vào khoảng 9.873km Như vậy để đến được bờ biển Mỹ trong 100 phút, tàu ngầm Trung Quốc sẽ cần đến tốc độ khoảng 5.800km/giờ.
    Giáo sư Li Fengchen, chuyên gia về thiết bị chất lỏng cho biết, khi con tàu lặn xuống nước nó sẽ phun ra một lớp “màng chất lỏng đặc biệt” cần thiết để di chuyển với tốc độ cao dưới nước. “Chúng tôi cảm thấy rất phấn khích với những gì mà công nghệ này có thể đem lại”, ông Li chia sẻ.
    Trong thời Chiến tranh Lạnh, quân đội Liên Xô đã phát triển công nghệ có tên Supercavitation ("bong bóng")giúp tạo ra ngư lôi Shakval có tốc độ nhanh nhất thời bấy giờ (370km/giờ). Các ngư lôi sử dụng công nghệ này có một nhược điểm là không thể thay đổi đường đi đã định sẵn nhưng đổi lại có thể đạt đến tốc độ cao do được giảm tối đa ma sát
    Tàu ngầm Trung Quốc có thể áp sát bờ biển Mỹ trong 2 giờ?

    Mô phỏng cơ chế hoạt động của tàu ngầm Trung Quốc dựa trên công nghệ supercavitation.

    Giáo sư Li cho biết, có hai điều khó khăn với tàu ngầm sử dụng công nghệ supercavitation. Đầu tiên là việc làm sao đưa tàu ngầm đến vận tốc 100km/giờ để tạo ra và duy trì các bong bóng khí. Thứ hai là điều khiển con tàu thế nào khi thực chất tàu ngầm này không hề tiếp xúc trực tiếp với nước.
    Theo giáo sư Li Fengchen tiết lộ, các nhà khoa học Trung Quốc đã giải quyết được cả hai vấn đề trên. Ví dụ như sẽ có một loại chất lỏng do con người chế tạo bao quanh bọc không khí để quá trình điều khiển tàu ngầm được dễ dàng hơn. Nói cách khác, Trung Quốc sẽ kết hợp công nghệ supercavitation với công nghệ tạo màng chất lỏng cho thế hệ tàu ngầm trong tương lai.
    Giáo sư Li tin tưởng việc di chuyển dưới nước sẽ trở nên dễ dàng như bay trên không. Một công nghệ như vậy chắc chắn sẽ tạo nên bước đột phá giúp hải quân Trung Quốc thay đổi cán cân quân sự trên biển.
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tau-ngam-trung-quoc-co-the-ap-sat-bo-bien-my-trong-2-gio-a48142.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan