+Aa-
    Zalo

    Tăng cường xử lý các trường hợp trốn thuế liên quan hoạt động bán hàng online

    (ĐS&PL) - Trong năm 2024, Cục Thuế Hà Nội đã chuyển hồ sơ sang cơ quan Công an kiến nghị phối hợp xác minh điều tra đối với gần 1.900 người nộp thuế.

    Thông tin từ Cục thuế Thành phố Hà Nội cho biết, trong những năm qua, dù các cơ quan quản lý đã có rất nhiều nỗ lực trong việc kiểm soát quá trình kê khai, nộp thuế của các đối tượng nộp thuế nhưng tình trạng trốn thuế vẫn diễn ra phức tạp và tinh vi, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại điện tử (TMĐT), điều này gây tác động tiêu cực đến nền kinh tế, gây ra bất bình đẳng xã hội, làm xói mòn cơ sở thuế và thất thu ngân sách.

    Trong quá trình quản lý, cơ quan thuế gặp không ít những khó khăn đặc biệt đối với những đối tượng cố tình thực hiện những hành vi gian lận, trốn thuế trong lĩnh vực thương mại điện tử.

    Thực tế, hoạt động TMĐT khó xác định đối tượng nộp thuế. Nhiều cá nhân và doanh nghiệp kinh doanh trên các nền tảng trực tuyến không công khai thông tin hoặc sử dụng thông tin giả mạo, khó xác định danh tính. Bên cạnh đó, đặc thù của hoạt động kinh doanh thương mại điện tử là không có địa điểm vật lý dẫn đến khó xác định được địa chỉ kinh doanh, kho hàng, khó khăn để phân công cơ quan quản lý thuế.

    Ảnh minh họa.

    Ảnh minh họa.

    Các giao dịch thương mại điện tử xuyên quốc gia diễn ra phổ biến trong khi việc chia sẻ thông tin và phối hợp thu thuế giữa các quốc gia còn nhiều hạn chế. Các nhà cung cấp dịch vụ ở nước ngoài không đăng ký thuế tại Việt Nam nhưng vẫn cung cấp dịch vụ cho người tiêu dùng trong nước, làm thất thoát nguồn thu thuế.

    Hoạt động TMĐT khó xác định doanh thu và giao dịch thực tế do các giao dịch trên nền tảng trực tuyến có thể không được ghi nhận hoặc ghi nhận không đầy đủ. Nhiều doanh nghiệp cố tình kê khai sai doanh thu, chi phí hoặc áp dụng sai mức thuế suất để giảm số thuế phải nộp; Phương thức thanh toán đa dạng như ví điện tử, tiền điện tử hoặc tiền mặt khiến cơ quan thuế khó theo dõi dòng tiền.

    Pháp luật về thuế trong lĩnh vực thương mại điện tử ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam còn chưa bắt kịp sự phát triển nhanh chóng của công nghệ và thị trường, do đó, tồn tại một số bất cập cần điều chỉnh.

    Theo đó, Cục Thuế đã đã xây dựng dữ liệu điện tử của hơn 220.000 người bán hàng hàng trên môi trường điện tử. Các thông tin chi tiết mà ngành thuế nắm được dữ liệu bao gồm: tên, địa chỉ, căn cước công dân, email, số điện thoại, địa chỉ kho hàng, tài khoản ngân hàng, giá trị bán trên sàn thương mại điện tử.

    Kết quả, lũy kế 10 tháng đầu năm 2024, tổng số thu ngân sách Nhà nước đối với hoạt động thương mại điện tử là gần 35.000 tỷ đồng, tăng 9.000 tỷ đồng, tương ứng 136% so với cùng kỳ 2023 (thời điểm trước khi triển khai).

    Với dữ liệu người kinh doanh thương mại điện tử có được, cơ quan Thuế đã phân công đến từng cán bộ thuế để thực hiện tuyên truyền, hỗ trợ tối đa để hướng dẫn người nộp thuế thực hiện đăng ký, kê khai và nộp thuế đối với ngân sách nhà nước một cách dễ dàng nhất.

    Trong năm 2024, cơ quan Thuế chuyển hồ sơ sang cơ quan Công an kiến nghị phối hợp xác minh điều tra đối với gần 1.900 người nộp thuế, nhận được gần 800 đề nghị của cơ quan Công an về việc cung cấp hồ sơ liên quan đến hơn 2.000 lượt người nộp thuế có dấu hiệu vi phạm.

     

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/tang-cuong-xu-ly-cac-truong-hop-tron-thue-lien-quan-hoat-ong-ban-hang-online-a489642.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan