Dòng sự kiện
    +Aa-
    Zalo

    Tăng cường phòng, chống bệnh không lây nhiễm từ cơ sở

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐS&PL) Sáng nay (16/4) tại TP. HCM đã diễn ra Hội nghị sơ kết 3 năm và mục tiêu 2 năm của Chương trình Mục tiêu y tế-dân số giai đoạn 2016-2020.

    (ĐS&PL) Sáng nay (16/4) tại TP. HCM đã diễn ra Hội nghị sơ kết 3 năm và mục tiêu 2 năm của Chương trình Mục tiêu y tế-dân số giai đoạn 2016-2020. 

    Tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhận định, bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, Chương trình cũng đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức mới, nhất là trong bối cảnh bệnh không lây nhiễm như tim mạch, đái tháo đường, ung thư...đang ngày càng gia tăng trong cộng đồng, tàn phá sức khỏe, tính mạng của người dân. Việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người dân ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số và vùng khó khăn vẫn còn hạn chế…

    Để hoàn thành Chương trình, theo Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, cần xây dựng, đổi mới hoạt động mạng lưới hệ thống y tế cơ sở trên cả nước, bởi đây là “những người gác cổng” có vai trò quan trọng trong việc phòng, chống các loại bệnh tật, cả lây nhiễm và không lây nhiễm trong cộng đồng; đồng thời cung cấp dịch vụ y tế cơ bản tại các trạm y tế để người dân có thể tiếp cận dịch vụ một cách tốt nhất ở nơi gần nhất.

    Toàn cảnh Hội nghị

    Song song đó, ngành y tế cần tuyên truyền nâng cao nhận thức về lối sống lành mạnh của cộng đồng như tập thể dục giữa giờ, tăng cường đi bộ, chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế rượu bia, thuốc lá... nhằm hạn chế mắc các loại bệnh không lây nhiễm. “Phòng chống bệnh không lây nhiễm là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Chương trình Mục tiêu y tế-dân số giai đoạn 2016-2020”, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh.

    Sau 3 năm triển khai, đến nay Chương trình đã đạt được nhiều kết quả tích cực như: Mạng lưới y tế phát triển rộng khắp; kiểm soát được các bệnh, dịch mới nổi, không có dịch lớn xảy ra, số người mắc và chết vì dịch bệnh giảm. Bên cạnh đó, Chương trình cũng đã bảo vệ thành công thành quả thanh toán bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh, duy trì tỷ lệ tiêm chủng trên 95% cho trẻ em dưới 1 tuổi, phụ nữ có thai... Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm từ 17,5% năm 2010 xuống còn 13% năm 2018.

    Các địa phương cũng đã chú trọng phòng, chống các bệnh không lây nhiễm, phát triển y tế học đường. Cả nước kiểm soát tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng ở mức 0,3% và giảm thiểu số người nhiễm mới; tuổi thọ người dân được nâng cao...Trong khi đó, nguồn lực để thực hiện Chương trình này lại đang rất hạn chế, chủ yếu dựa vào ngân sách Nhà nước vì Quỹ Bảo hiểm y tế hiện mới chỉ chi trả cho khám, điều trị khi đã mắc bệnh; chính quyền địa phương chưa thực sự quan tâm và bố trí kinh phí để thực hiện Chương trình.

    Trong kế hoạch 2 năm (2019-2020), Bộ Y tế tiếp tục triển khai và quyết tâm đạt được những mục tiêu đã đề ra với các hoạt động chính như: Tăng cường lồng ghép các hoạt động tập huấn, đào tạo, kiểm tra, giám sát hoạt động chuyên môn; tăng cường truyền thông các thông điệp trong cộng đồng nhằm giảm các nguy cơ, rèn luyện nâng cao ý thức tự quản lý sức khỏe, phát hiện sớm và quản lý các bệnh lý mạn tính. Cùng với đó, Bộ tập trung các nguồn lực, đẩy mạnh lồng ghép, kết hợp Chương trình Mục tiêu y tế-dân số, Chương trình Sức khỏe Việt Nam và Đề án Tăng cường y tế cơ sở trong tình hình mới.

    Trần Quyết/Sức Khỏe 365

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tang-cuong-phong-chong-benh-khong-lay-nhiem-tu-co-so-a271412.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.