+Aa-
    Zalo

    Tâm sự của giáo viên vùng cao khi Tết về bản làng

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Với các giáo viên vùng cao, được trở về quê hương quây quần bên gia đình là mong muốn lớn nhất mỗi dịp Tết đến xuân về, tuy nhiên không phải ai cũng được như vậy

    (ĐSPL) - Mỗi khi Tết đến xuân về, ai ai cũng muốn trở về đoàn tụ bên gia đình. Song không phải ai cũng may mắn như vậy, đặc biệt là với giáo viên vùng cao phải ở lại trực trường, trực lớp.
    Với các giáo viên vùng cao, được trở về quê hương quây quần bên gia đình là mong muốn lớn nhất mỗi dịp Tết đến xuân về, tuy nhiên không phải ai cũng được như vậy. Nhiều thầy cô phải "cắm bản" trực trường và đón tết cùng người dân cũng như với học sinh. 
    Với "thâm niên" 7 năm ăn tết ở bản, thầy giáo Ma Nhân Đa (quê ở huyện Chiêm Hóa, Tuyên Quang), giáo viên trường Tiểu học xã Nậm Ban (Mèo Vạc, Hà Giang) chia sẻ với PV báo Hà Giang: "Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh, gia đình mình ở quê cũng thuộc loại khó khăn, bố liệt sĩ, mẹ ở với anh chị, gia đình đông anh em và đều làm ruộng cả. Với đồng lương ít ỏi nên về quê cũng không đủ mua sắm. Ở lại còn tiết kiệm ít tiền nuôi các cháu ăn học".

    Một cô giáo “cắm bản” Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú - THCS Nậm Pì. Ảnh CAND. 

    Thầy Đa cho biết, ấn tượng nhất với thầy chính là những năm 2007 và 2008, chỉ có mỗi gia đình thầy ở lại điểm trường Nà Tàn ăn Tết. Thời điểm đó, không có ti vi, vợ con đều buồn và nhớ nhà lắm, hơi tủi thân nhưng bù lại bà con trong thôn ai cũng đến hỏi thăm. Mỗi khi mổ lợn ăn Tết, bà con trong bản đều mời và coi thầy, cô như người thân trong gia đình.
    "Những năm sau, chuyển đến dạy ở điểm trường chính thì có nhiều giáo viên ở lại ăn tết hơn, đồng thời tổ chức nhiều hoạt động văn nghệ, thể thao đón Tết nên đỡ nhớ quê hơn", thầy Đa chia sẻ nỗi niềm.
    Với nhiều thầy cô được "cắm bản" đón Tết cùng bà con, cùng các em học sinh vùng cao còn là niềm vui và hạnh phúc rất đặc biệt.
    Tại xã Nậm Pì (huyện Nậm Nhùn, Lai Châu), thầy Đồng Văn Tám, Hiệu phó Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú – THCS Nậm Pì cho biết trên Công an nhân dân, với 5 lần đón tết cùng bà con, dẫu còn nhiều khó khăn, nhưng Tết ở vùng cao Nậm Nhùn vô vùng ấm áp và đầy nghĩa tình.
    Vồn là sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Thái Nguyên, thầy Tám (quê ở TX. Sông Công, Thái Nguyên) sau khi tốt nghiệp, tháng 9/2005, với ước mơ được gieo con chữ tới các bản làng xa xôi, thầy Tám quyết định xách ba lô ngược lên Mường Tè (Lai Châu) công tác.
    “Khi mới lên Lai Châu, mình nhớ nhà lắm. Nhất là những lần trực Tết ở bản. Thế rồi, sau hơn 7 năm gieo con chữ nơi các bản làng người Mông, người Mảng, người La Hủ… ở Mường Tè, cuộc đời mình đã gắn với các bản làng tự lúc nào không hay”, thầy Tám tự hào chia sẻ.
    Bước sang năm mới, các thầy cô chỉ biết mong sao cuộc sống của người dân nơi đây ngày càng khá hơn, cái đói nghèo dần lùi xa để họ có điều kiện quan tâm đến việc học tập của con em mình, góp phần đưa sự nghiệp giáo dục vùng sâu, vùng xa phát triển hơn.
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tam-su-cua-giao-vien-vung-cao-khi-tet-ve-ban-lang-a83636.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Thưởng Tết giáo viên dầu ăn, bát chén

    Thưởng Tết giáo viên dầu ăn, bát chén

    Nghe nói năm nay giáo viên sẽ được thưởng Tết bằng hiện vật, mọi người háo hức nghĩ đó sẽ là món quà thật đẹp. Nhưng thật bất ngờ, hiện vật đó là bịch quà gồm can dầu ăn 3 lít, một chai nước mắm và nửa ký hạt dưa kèm tấm thiệp chúc mừng năm mới.