Nghe những tâm sự của những cậu ấm cô chiêu nhà giàu, người ta mới hiểu tại sao có câu nói "Không có gì ngoài tiền!".
Sinh ra trong nhung lụa, có cha mẹ giàu có với những khối tài sản kếch sù nhưng không phải cậu ấm cô chiêu nào cũng có cuộc sống hạnh phúc, phú quý mĩ mãn. Đắng sau những hình ảnh cuộc sống xa hoa, hàng hiệu, siêu xe, máy bay riêng, du thuyền thì họ cũng có những nỗi khổ mà người ngoài không hiểu hết được.
Nỗi lo an toàn
Nỗi sợ một ngày nào đó có thể bị bắt cóc, bị giết hay trở thành con tin của những tên tống tiền luôn ám ảnh trong tâm trí hội con nhà giàu.
Victor Li, con trai của tỷ phú giàu nhất Hong Kong Lý Gia Thành, từng bị bắt cóc hồi trẻ. |
Năm 1996, Victor Li, con trai của tỷ phú giàu nhất Hồng Kông, đã bị bắt cóc bởi băng đảng khét tiếng khi đang trên đường về nhà. Do quen với nếp sinh hoạt bình thường, tối giản để phục vụ công việc nên Victor Li thường đi về nhà một mình và dễ lọt vào tầm ngắm của bọn bắt cóc.
Trước vụ việc đó, tỷ phú Lý Gia Thành lại bình tĩnh đến đáng ngạc nhiên. Ông lập tức chấp nhận yêu cầu đòi tiền chuộc 1 tỷ đô la Hong Kong của bọn tội phạm. Băng đảng bắt cóc thậm chí còn phải hỏi lại ông Lý rằng, tại sao ông lại bình tĩnh đến vậy. Đáp lại câu hỏi, ông Lý chỉ nói mình đã sai khi để bản thân và người trong gia đình có thể rơi vào hoàn cảnh nguy hiểm như vậy.
Do đó, mỗi khi rời khỏi nhà, những người này thường có đội an ninh túc trực theo sau. Các chuyến đi chơi cộng đồng cũng đều được lên kế hoạch kỹ càng, chu đáo. Việc họ mua hay bao thuê riêng phương tiện vận chuyển, nơi ở... thực chất cũng vì nhằm đảm bảo cho an toàn bản thân.
Đi phi cơ riêng là cách những người giàu tự bảo vệ bản thân và gia đình. |
“Hàng chục chiếc camera an ninh tân tiến được gắn khắp nơi trong nhà, kể cả phòng ngủ hay phòng tắm, khiến tôi luôn lo lắng mình có thể gặp nguy hiểm bất kỳ đâu, bất cứ lúc nào”, con trai một tỷ phú ngân hàng chia sẻ với South China Morning Post.
Đăng trên Quora, con trai tỷ phú này cho biết: “Hành trình trưởng thành của tôi, đáng nhớ nhất chỉ là những cuộc dạo chơi, hưởng lạc. Chúng tôi đi du lịch thường xuyên, bay trên phi cơ riêng, ở trong những khách sạn sang trọng nhất, thậm chí là cả một hòn đảo riêng”.
Tuy vậy, sự sợ hãi khiến con cái giới tỷ phú chưa một lần tự mình đi đến siêu thị hay tham gia một buổi hòa nhạc như bao người trẻ khác, nỗi sợ vô hình khiến họ dần xa lánh xã hội.
Một người giàu có ở Mỹ đã tổng kết: "Khi bạn còn chưa giàu, bạn phải ưu tiên cho việc kiếm tiền, còn khi đã giàu, điều đầu tiên là cần biết tự bảo vệ mình".
Cô đơn, khó tìm được tình yêu đích thực
Zong Fuli đã ngoài 30 tuổi. Cô là con gái duy nhất của ông trùm đồ uống Zong Qinghou, người từng nhiều năm dẫn đầu trên bảng xếp hạng tài sản của Trung Quốc. Zong Fuli từng tâm sự với tạp chí Marie Clarie rằng, cô là một người giàu nhưng rất cô đơn vì không thể tìm được tình yêu đích thực.
Zong Fuli là người thừa kế duy nhất của ông trùm đồ uống người Trung Quốc Zong Qinghou. |
Là con gái của một tỷ phú, tiểu thư Zong phải chịu rất nhiều áp lực như sự soi mói của giới truyền thông với cuộc sống riêng hay nhưng người đàn ông chỉ chăm chăm nhòm ngó vào ví tiền của cô.
Zong Fuli tốt nghiệp chuyên ngành kinh doanh ở đại học Pepperdine, California, Mỹ. Cô quay về Trung Quốc năm 2004 trước khi tham gia quản lý Wahaha vào tháng 3/2005. Từ đó, danh tiếng của cô càng nở rộ như một nữ doanh nhân giỏi giang và độc lập. Nhưng Zong Fuli lại khá bi quan về tình yêu.
"Thông thường những cô gái như tôi rất khó tìm bạn trai. Ai cũng biết điều đó. Trong tình yêu, tôi chỉ đưa ra các yêu cầu rất đơn giản. Ví dụ như, để là bạn trai tôi, họ chỉ cần nhắn tin cho tôi hàng ngày để gửi đến những lời chúc, hay chỉ để hỏi tôi ăn cơm chưa, mấy giờ đi ngủ. Chỉ cần một chút ít tình yêu và sự quan tâm là đủ đối với tôi. Nhưng cuối cùng thì những điều đơn giản như thế cũng thực sự khó kiếm", cô con gái nhà tỷ phú chia sẻ.
Là doanh nhân thành công nhưng chuyện tình cảm bản thân của Zong Fuli không mấy suôn sẻ. |
Danh phận con gái của tỷ phú dường như đã tạo ra rất nhiều rào cản đối với chuyện tình cảm của Zong Fuli khiến cho tới thời điểm 30 tuổi, cô vẫn không có một mảnh tình vắt vai.
Con trai một tỷ phú ngân hàng ở trên cũng cho biết: “Khác với những đứa bạn cùng trang lứa, tôi một mình trải qua thời thơ ấu trong ngôi nhà rộng thênh thang của mình. Mối quan hệ của tôi với bố mẹ không mấy căng thẳng, chỉ là chúng tôi có quá ít thời gian để gặp nhau”.
Nỗ lực bản thân không được ghi nhận
Là con nhà giàu, có quyền thừa kế những tài sản khổng lồ, họ được coi là "phải đi lùi mới tới đích", nhưng cũng chính vì thế mà con cái của các tỷ phú phải chịu những áp lực rất lớn.
Từ khi còn nhỏ, nhiều cậu ấm, cô chiêu được “gửi gắm” vào những ngôi trường bậc nhất, học phí lên đến trăm triệu, nhưng chương trình học lại quá sức với thực lực của họ.
“Tôi biết rằng đó là do bố mẹ đã dùng tiền bạc và mối quan hệ của họ để cho tôi một địa vị xứng đáng với hoàn cảnh gia đình. Nhưng cũng chính vì vậy, tôi phải chịu đựng những ánh nhìn không mấy thiện cảm từ bạn học suốt khoảng thời gian đến trường”, con trai tỷ phú ngân hàng nói.
Họ được liên tục nhắc nhở hoặc tự nhắc nhở bản thân không thể làm tổn hại đến danh dự của gia đình, dòng tộc. Tuy vậy, đối với bất kỳ sự thành công hay thành quả nào của họ, người ta cũng chỉ khăng khăng rằng đó là do gia thế chứ không phải từ chính nỗ lực của họ.
Victor Li từng tốt nghiệp bằng kỹ sư tại Đại học Stanford. Năm 1985, khi mới 20 tuổi, ông đã tham gia vào việc kinh doanh của gia đình ở Cheung Kong với vai trò học việc. Và quá trình học việc đó kéo dài suốt 20 năm. Ông phải làm việc như bất kỳ nhân viên bình thường nào của tỷ phú Lý Gia Thành. Ông từng có những ngày làm việc thâu đêm, ngủ cạnh chiếc máy fax ở văn phòng và sẵn sàng nhận mệnh lệnh liên tiếp từ cha vì ông Lý có thể giao việc cho con bất cứ kỳ lúc nào, kể cả giữa đêm.
Victor Li phải học việc hàng chục năm trong công ty của cha mình. |
Nhưng phải đến năm 2012, tỷ phú Lý Gia Thành mới tuyên bố Victor Li là người kế nhiệm của ông. Phải mất gần 30 năm "nằm gai nếm mật", ông mới thoát khỏi cái bóng của cha mình. Rõ ràng, việc làm con của tỷ phú đối với Victor Li cũng chẳng hề dễ dàng chút nào.
Phải cạnh tranh nhiều
Những đứa con của ngài tỉ phú tuy được sống thoải mái về vật chất nhưng lại có nỗi khó là sở hữu cho mình quá nhiều anh chị em. Đây là một sự thật vì phần lớn những ông bố của gia đình nhà giàu thường rất đông con và lắm vợ. Ngoài việc tình cảm bị san sẻ (vốn đã không nhiều), cô đơn thì sự cạnh tranh giữa những đứa con (không cùng mẹ) chắc chắn cũng chẳng dễ chịu gì.
Hay khoe hàng hiệu nhưng Chryseis Tan chỉ là một trong 11 người con của tỷ phú người Malaysia Vincent Tan. |
Như Chryseis Tan chẳng hạn, cô nàng chỉ là 1 trong số 11 người con của nhà tỉ phú người Malaysia Vincent Tan sở hữu khối tài sản trị giá 1,1 tỉ USD. Tuy rằng luôn đăng ảnh sống xa hoa với hàng hiệu xa xỉ khiến nhiều người ghen tị, nhưng Chryseis cũng không thể vượt qua những khuôn khổ mà gia đình áp đặt cho cô.
Có lẽ chính sự cô đơn "chẳng có gì ngoài tiền" đó là nguyên nhân khiến nhiều kẻ trong số họ “phá bĩnh”, ăn chơi trác táng và để lại nhiều tiếng xấu.
Stanley Ho là tỉ phú sòng bài Macau khi sở hữu cho mình sự nghiệp kinh doanh lừng lẫy. Tuy nhiên, cuộc sống hôn nhân của ông lại trải qua tới 4 người vợ và 17 người con. Do vậy, dù không công bố chuyện nội tình, nhưng chắc chắn bên trong gia đình ấy cũng sẽ có những ngăn cách không thể xóa nhòa, và những đứa con cùng cha khác mẹ thì chẳng thể nào thân nhau như anh em ruột cùng một mẹ được.
Có tới 4 vợ và mười mấy người con, tỷ phú sòng bài Stanley Ho chắc chắn không thể có gia đình yên ấm thực sự như những gì mọi người vẫn thấy. |
Bằng chứng là khi Stanley Ho đã gần đất sa trời, sức khỏe ngày 1 kém thì cuộc chiến âm thầm tranh giành tài sản giữa vợ ba và vợ tư cùng các con của ông luôn được công chúng chú ý. Sở dĩ chỉ còn hai bà vì vợ cả ông đã qua đời, còn bà hai thì đang nắm trong tay 3/4 tài sản, các con đều thành đạt, nên không "thèm" tham gia tranh giành.
Minh Khôi(T/h)