Môi trường sống ô nhiễm
Nếu chúng ta đang sinh sống ở những thành phố lớn – nơi có nhiều khói bụi, ô nhiễm cũng sẽ khiến làn da dần tối màu hơn dù bạn suốt ngày ở trong nhà. Lý do là trong không khí chứa rất nhiều bụi mịn, bụi bẩn và sulfur dioxide. Những hạt bụi này là một trong những nguyên nhân gây ra các gốc tự do gây hại cho tế bào collagen. Từ đó hình thành những nếp nhăn trên da và sản sinh các hắc sắc tố melanin khiến da đen sạm.
Mất cân bằng nội tiết tố
Rối loạn nội tiết tố thường xảy ra khi các bạn nữ bước vào giai đoạn dậy thì, nữ giới ở giai đoạn tiền mãn kinh hoặc khi sử dụng các biện pháp tránh thai. Nồng độ nội tiết tố bị mất cân bằng từ đó gây ảnh hưởng đến da, chẳng hạn như: hormone estrogen, hormone testosterone tăng giảm thì da mặt sẽ sẫm màu hơn, dễ bị nám da và nổi mụn.
Thức khuya, thiếu ngủ, mệt mỏi
Buổi tối là thời gian để làn da thư giãn và trẻ hóa lên. Nếu bạn thường xuyên thức khuya và không ngủ đủ 7 – 8 tiếng một ngày thì da sẽ dần sẫm màu, nhợt nhạt và thiếu sức sống. Ngoài ra, thói quen ngủ muộn còn kích thích da nổi mụn, làm tăng độ nhạy cảm của da hay thậm chí là viêm da.
Sử dụng máy tính, điện thoại thường xuyên
Ánh sáng xanh phát ra từ máy tính, điện thoại đã được xác nhận có khả năng kích thích tăng sản sinh Melanin tối màu khi tiếp xúc với da. Vì thế, làm việc thường xuyên trước máy tính, máy tính bảng, điện thoại cũng là nguyên nhân khiến bạn ở nhà cả ngày không ra nắng mà vẫn bị đen da.
Cơ thể thiếu nước
Nước chiếm 70% cơ thể người, nó đóng vai trò vô cùng quan trọng cho hoạt động của hệ tuần hoàn máu và giúp bạn có một làn da săn chắc trẻ đẹp hơn. Do đó nếu bạn không uống đủ từ 2-3 lít nước mỗi ngày thì sẽ làm giảm khả năng thải độc của cơ thể. Đồng thời cũng có thể gây ra các vấn đề về da như: sạm da, nám da, tàn nhang.
Đắp mặt nạ sai thời điểm
Ít ai ngờ là đắp mặt nạ sai thời điểm cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến sạm da. Một số loại mặt nạ làm trắng tạo ra hiện tượng “lột” nhẹ để loại bỏ lớp da cũ và lộ ra da mới trắng trẻo, mịn màng. Tuy nhiên chính lúc này da sẽ dễ bị bắt nắng hơn.
Một số loại mặt nạ như mặt nạ dưa chuột, cam, chanh, sữa chua… đều góp phần làm da sạm đen nếu sử dụng quá mức và không bảo vệ da đúng cách. Chỉ nên đắp các loại mặt nạ này vào buổi tối trước khi đi ngủ, không đắp quá 3 lần một tuần và nên kết hợp sử dụng kem dưỡng trắng toàn thân. Cũng đừng bao giờ quên kem chống nắng để có làn da đều màu.
Chế độ dinh dưỡng tùy tiện
Chế độ dinh dưỡng tùy tiện ở đây là các thói quen ăn uống thiếu lành mạnh, điển hình như: ăn quá nhiều đồ chiên xào dầu mỡ, ăn đồ ngọt nhiều, uống cà phê, uống bia rượu thường xuyên…
Chế độ dinh dưỡng tùy tiện cũng là nguyên nhân khiến bạn không ra nắng mà vẫn bị đen da. Nguyên nhân là do thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết để dưỡng trắng và trẻ hóa da như vitamin C, vitamin E, vitamin B, vitamin D, kẽm, magie, sắt, acid amin, hyaluronic acid… vốn có rất nhiều trong các loại thực phẩm.
Mắc bệnh lý khiến màu sắc da thay đổi
Nếu ở nhà lâu ngày mà bạn vẫn thấy da bị sạm đen, trong khi bạn có chế độ ăn uống ngủ nghỉ khoa học và chăm sóc da đúng cách, rất có thể cơ thể bạn đang gặp một số vấn đề bệnh lý. Theo đó, một vài bệnh lý có khả năng khiến màu sắc da bị thay đổi như: suy thận, rối loạn nội tiết tố, tích tụ sắt, suy giảm chức năng gan…
Da bị tổn thương do mỹ phẩm
Nhiều loại mỹ phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc trên thị trường có thể chứa các chất tẩy rửa nồng độ cao khiến lớp da bị bào mòn mạnh mẽ. Tuy sau lần sử dụng đầu tiên sẽ thấy da trắng mịn hơn nhưng rất nhanh sau đó da sẽ bị sạm đen, thậm chí xuất hiện tình trạng kích ứng ngay vì "ngộ độc" chất tẩy cũng như da mất khả năng tự bảo vệ trước các tác nhân xấu tấn công từ bên ngoài.
Ánh Hiền (T/h)