Vừa qua, một số báo mạng đăng thông tin về việc có người ăn rau bị ngộ độc, thậm chí có thể bị ung thư, phát hiện là do rau bị ngâm formaldehyde.
Theo thông tin đăng tải, có một bà nội trợ mua cải thảo về nhà rửa nước thật sạch rồi ăn sống sau đó bị ngộ độc. Bác sĩ cho rằng bệnh nhân đã mua phải rau ngâm formaldehyde, nếu ăn lâu ngày sẽ thành bệnh ung thư.
Thông tin ăn rau, quả cũng gây ung thư khiến nhiều người hoang mang. |
Lại có dẫn chứng cho rằng khi xào bí ngòi ở nhiệt độ cao sẽ sản sinh ra chất acrylamide gây ung thư nên cần tránh ăn...
Những thông tin trên khiến nhiều người hoang mang lo lắng, nhưng trên thực tế thì có đúng vậy không?
1. Cải thảo ngâm formaldehyde
Theo tin đồn trên mạng, những người bán rau vô lương đã ngâm cải thảo vào formaldehyde (loại hóa chất hay dùng để ướp xác trong bệnh viện) để đảm bảo rau luôn tươi ngon, có bề ngoài bắt mắt, nhằm bán giá cao.
Cải thảo ngâm formaldehyde gây ung thư là thông tin không đáng tin cậy. |
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, điều này thực không đáng tin cậy vì cải thảo có giá khá rẻ và thường tự sản tự tiêu ở địa phương, rất ít khi vận chuyển đi xa.
Bạn cứ việc thoải mái mua chúng tại các chợ bình dân, siêu thị mà không cần lo lắng điều đó. Hơn nữa, sau khi ngâm formaldehyde, rau sẽ có mùi lạ và lá có hiện tượng bị táp, mềm chứ không cứng cáp.
Nhiều người không biết rằng, dù trong thực phẩm có formaldehyde thì rủi ro sức khỏe cũng không lớn.
Formaldehyd là chất có tác dụng chống ăn mòn. Kể cả khi người bán thật sự dùng nó để xử lý rau củ thì họ cũng không thể ngâm trực tiếp vào dung dịch mà sẽ pha loãng ở nồng độ khoảng 0.1%, thấp hơn nhiều so với mức độ nguy hiểm cảnh báo.
Ở nồng độ này, formadelhyde sẽ có tác dụng diệt khuẩn, làm chậm quá trình phân hủy khiến rau củ tươi lâu hơn thông thường.
Tiêu thụ nhiều formaldehyd trong một thời gian ngắn sẽ gây ngộ độc cấp tính, nhưng trừ phi là chúng ta nhầm lẫn uống nguyên một lượng lớn dung dịch này chứ chỉ thông qua ăn rau thì chẳng có gì xảy ra.
Bởi dù cho có bị ngâm thuốc thì bản chất formaldehyde là một chất hòa tan trong nước. Sau khi được rửa sạch vài lần, nồng độ và dư lượng trong rau sẽ thấp đến độ đủ an toàn cho người ăn.
Ngoài ra, WHO còn khuyến cáo: Formaldehyde trong thực phẩm không gây ung thư, nguy cơ thực sự cho sức khỏe là do hít phải. Chẳng hạn khí formadehyde thoát ra từ mực in, sơn tường, đồ giả da, keo dán...
2. Bí ngòi xào gây ung thư
Thông tin trên một số trang mạng cho biết sau khi xào ở nhiệt độ cao, bí ngòi sẽ giải phóng ra chất gây ung thư acrylamide.
Trước hết, chúng ta phải hiểu rằng acrylamide chỉ là sản phẩm phụ của phản ứng Maillard (phản ứng hóa học giữa các axit amin và đường khử mang lại cho thực phẩm màu nâu, có hương vị đặc biệt - BTV). Phản ứng này luôn xảy ra khi thức ăn được làm nóng ở nhiệt độ cao bằng cách chiên/rán hay nướng, từ những thực phẩm có chứa carbohydrate hoặc chất béo, protein...
Mặc dù Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế cũng liệt kê acrylamide là một trong những chất gây ung thư hạng hai, nhưng vẫn chưa có dữ liệu rõ ràng về mức độ gây ung thư. Hiện, vẫn chưa có đủ bằng chứng khoa học để xác nhận mối quan hệ giữa lượng acrylamide cùng các dấu hiệu sinh hóa liên quan và nguy cơ gây ung thư.
Bí ngồi nếu không bị cháy thì không có chất gây ung thư. |
Ngoài ra, bản thân bí ngòi là không có chất gây ung thư. Còn nếu bị đun cháy thì chẳng phải riêng nó có thể sản sinh ra acrylamide. Do vậy, mọi người cứ việc ăn thoải mái.
Có điều bí ngòi bị đắng thì cần thận trọng!
Bí ngòi tươi luôn có hương vị thơm ngon nhưng nếu gặp phải quả có vị đắng thì lại không tốt như nhiều người vẫn tưởng "thuốc đắng dã tật".
Vị đắng bất thường của bí ngòi thực tế có nguyên nhân từ độc tố cucurbitacin, có nhiều trong các loại trái cây họ bầu, bí. Nếu chỉ nếm một chút thấy đắng rồi không ăn nữa thì bạn cũng không làm sao.
Triệu chứng trúng độc chỉ xảy ra khi bạn ăn quá liều gây ra các phản ứng tiêu hóa như buồn nôn, ói mửa và chóng mặt. Nếu trúng độc liều lượng lớn chất này có thể gây suy hô hấp, rối loạn tuần hoàn và thậm chí tử vong.
Do vậy, mặc dù nhiều người quan niệm rau của quả có vị đắng là "mát", là tốt... thì bạn vẫn nên cẩn trọng nhiều hơn. Vị giác của con người phản ứng không tốt lắm với vị đắng vì phần lớn chúng là các chất kích thích độc hại, có nguy cơ xấu cho cơ thể.
Minh Khôi(Theo Sohu)