+Aa-
    Zalo

    Sự thật về khả năng át vía và người nặng vía gây họa

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Theo TS. Vũ Bằng, trong mỗi con người luôn tồn tại một năng lượng tiềm ẩn.

    (ĐSPL) - Theo TS. Vũ Bằng, trong mỗi con người luôn tồn tại một năng lượng tiềm ẩn. Tuy nhiên, điều quan trọng là người ta nhận thức được nguồn năng lượng ấy và có khả năng đánh thức nguồn năng lượng tiềm ẩn ấy hay không mà thôi.

    Liên quan đến vấn đề "vía lành, vía dữ", trao đổi với PV, TS. Vũ Bằng, Phó viện trưởng viện Công nghệ và Môi trường (Liên hiệp Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) cho rằng, con người là một thực thể của vũ trụ. Có thể coi con người là một vũ trụ thu nhỏ cả thế giới vi mô và vĩ mô. Sự tồn tại của bất kỳ cơ thể sống nào cũng bao gồm hai phần: Cơ thể vật chất và cơ thể năng lượng bao quanh cơ thể vật chất kia. Chính cái năng lượng bao quanh cơ thể kia người phương Đông gọi là vía.

    TS. Vũ Bằng trao đổi với PV báo Đời sống và Pháp luật.

    Cũng theo TS. Bằng, con người giao tiếp với vũ trụ không chỉ bằng 5 giác quan và 5 triệu lỗ chân lông mà còn bằng một hệ thống mở gồm các đạo huyệt gọi là Luân Xa và các huyệt đạo khác. Tiềm năng con người rất lớn, nhưng chúng ta hiểu biết về mình còn rất ít. Ứng trước khả năng kỳ diệu của con người, trước các hiện tượng lạ thường chỉ có nhiều câu hỏi mà lại rất ít câu trả lời. Bởi vì khoa học hiện đại chưa có thể giải thích được hết các hiện tượng. Bên cạnh đó, khoa học hiện đại cũng chưa vươn tới được để có thể đưa ra khái niệm vật chất mới và cân đong, đo đếm để có thể mô tả bằng mô hình toán học chính xác.

    Trong mỗi con người luôn tồn tại một năng lượng tiềm ẩn. Tuy nhiên, điều quan trọng là người ta nhận thức được nguồn năng lượng ấy và có khả năng đánh thức nguồn năng lượng tiềm ẩn ấy hay không mà thôi, TS. Vũ Bằng chia sẻ.

    Chuyên gia tâm lý Tống Thị Thu Hương.

    Lý giải về hiện tượng khóc dạ đề mà dân gian cho rằng đây là hậu quả của những người nặng vía gây ra cho trẻ con, chuyên gia tâm lý Tống Thị Thu Hương (ĐH FPT) lại đưa ra một cách nhìn khác. Theo đó, khóc dạ đề là cách gọi dân gian chỉ hiện tượng những trẻ nhỏ, đặc biệt là những trẻ mới sinh khoảng dưới 6 tháng tuổi tự nhiên khóc rất dữ vào một thời điểm cố định trong ngày, thường là buổi đêm. Mỗi khi bé khóc thường kéo dài thành từng đợt, thường là khoảng 2-3 tiếng một đợt. Cũng có những cơn kéo dài từ giữa đêm đến gần sáng sớm. Tiếng khóc rất lớn, liên tục, nghe như tiếng hét.

    Theo y học hiện đại, trẻ khóc dạ đề là do tăng nhu động ruột; cũng có ý kiến cho rằng do bị thiếu canxi. Trẻ dưới 6 tháng tuổi do nhu động ruột chưa hoàn thiện lại dễ bị tác động bởi các yếu tố gây đau bụng dữ dội làm trẻ quấy khóc kéo dài. Ngoài ra, trẻ nhỏ bị còi xương, suy dinh dưỡng cũng hay khóc dạ đề. Chưa có chứng cứ khoa học nào chứng minh khóc dạ đề là do di truyền hay ảnh hưởng từ quá trình mang thai hay phát triển của bé.

    Trên thực tế, vẫn chưa có một giải thích thật rõ ràng cho tình trạng trẻ khóc dạ đề. Một cách lý giải cũng được nhiều chuyên gia đồng tình đó là do bé bị kích thích quá mức. Sau khi chào đời khoảng 1 tháng, các giác quan của bé dần hoàn thiện và tiếp nhận phản ứng với môi trường xung quanh. Môi trường này khác xa hoàn toàn với môi trường trong bụng mẹ và môi trường im ắng trong vòng 1 tháng ở cữ. Điều này dễ khiến bé bị quá tải với các kích thích từ môi trường. Để giải tỏa những căng thẳng này, bé sẽ khóc trong một thời gian nhất định, cho đến khi các giác quan thích ứng với môi trường xung quanh.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/su-that-ve-kha-nang-at-via-va-nguoi-nang-via-gay-hoa-a80690.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan