+Aa-
    Zalo

    Sự thật về dây chuyền sản xuất “gạo nhựa” trên Internet

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Thông tin về gạo nhựa, gạo giả xuất hiện thời gian gần đây cộng thêm những hình ảnh và clip đăng tải trên Internet với nội dung dây chuyền sản xuất gạo nhựa...

    (ĐSPL) - Thông tin về gạo nhựa, gạo giả xuất hiện thời gian gần đây cộng thêm những hình ảnh và clip đăng tải trên Internet với nội dung dây chuyền sản xuất gạo nhựa đã khiến nhiều người tiêu dùng hoang mang nhưng thực tế có đúng vậy hay không?

    [mecloud]gBiN2I6Sw6[/mecloud]

    Theo tin tức trên VTV, qua tìm hiểu thực tế tại một số cơ sở tái chế hạt nhựa ở thị trấn Như Quỳnh, Văn Lâm, Hưng Yên, nhóm phóng viên VTV24 đã tìm thấy một sự thật bất ngờ.

    Theo những người làm tại các cơ sở sản xuất nhựa tái chế tại đây, dây chuyền máy móc được cho là để sản xuất gạo nhựa chính là dây chuyền tái chế nhựa phế thải mà họ đang sử dụng.

    Đại diện UBND Thị trấn Như Quỳnh, nơi có hàng trăm dây chuyền tái chế hạt nhựa, cũng khẳng định, clip đăng tải trên Internet có nội dung về dây chuyền sản xuất gạo nhựa là thiếu căn cứ và sai sự thật.

    Mặc dù thông tin không có căn cứ nhưng theo thống kê, trong suốt thời gian qua, nó đã gây “bão” trên mạng xã hội với hơn 6.000 lượt like và gần 30.000 lượt chia sẻ còn sự hoang mang trong dư luận không thể nào đong đếm được!

    Gạo nhựa chưa từng xuất hiện tại Việt Nam (Ảnh minh họa).

    Trước đó, sau khi nhận được thông tin phản ánh của một hộ dân ở TP.HCM nghi ngờ mua phải gạo nhựa, Cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đã cử cán bộ đến lấy mẫu kiểm tra.

    Theo Cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản (Nafiquad ), có ý kiến cho rằng có thể dùng tinh bột sắn, khoai tây... trộn với nhựa để làm thành gạo, bán ngoài thị trường. Tuy nhiên, với giá gạo rẻ như hiện nay, không ai bỏ công sức ra để làm việc này. Vì vậy, việc kinh doanh buôn bán để kiếm lời theo phương thức trên khó có thể xảy ra. Tuy nhiên, qua kiểm tra, các đơn vị chức năng khẳng định chưa từng xuất hiện gạo giả ở Việt Nam.

    Lãnh đạo Cục Nafiquad thông tin trên tờ Năng lượng mới: “Việc kiểm tra gạo thật hay gạo giả rất đơn giản và nhanh chóng. Bất kỳ người dân nào, khi thấy gạo có dấu hiệu bất thường, nghi ngờ là gạo giả, gạo nhựa, có thể gửi về các Trung tâm phân tích của Nafiquad ở các tỉnh, thành phố để kiểm nghiệm”.

    Theo đó, tại TP. HCM, người dân có thể gửi về Trung tâm phân tích chất lượng nông sản ở 30 Hàm Nghi, quận 1; tại Hà Nội, người dân trực tiếp gửi về Cục Nafiquad tại số 10 Nguyễn Công Hoan, Ba Đình hoặc Trung tâm phân tích và chứng nhận chất lượng sản phẩm nông nghiệp Hà Nội tại 143 Hồ Đắc Di, Đống Đa…

    Ngọc Anh (Tổng hợp)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/su-that-ve-day-chuyen-san-xuat-gao-nhua-tren-internet-a114179.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.