(ĐSPL) - Những chai sữa tắm dê ngoại nhập, được bán với giá "ngoại", song thực chất, công nghệ để sản xuất ra những sản phẩm "nhập ngoại" này lại thực sự kinh hoàng.
[mecloud]mI97M51QhI[/mecloud]
Bao bì bắt mắt với ngôn ngữ chủ yếu là tiếng Anh, xuất xứ Malysia, được làm từ tinh chất sữa dê tươi và công thức trắng da đặc biệt... là những điều mà nhà sản xuất sữa tắm dê đang ra sức quảng cáo cho mặt hàng này. Thế nhưng, ít ai biết được, đằng sau những ngôn từ hoa mỹ ấy là một sự thật hoàn toàn trái ngược.
Phóng sự về sự thật đằng sau những chai sữa tắm dê đã được nhóm phóng viên truyền hình của chương trình "Chống buôn lậu hàng giả - Bảo vệ người tiêu dùng" thực hiện, phát sóng trên VTV 1, ngay lập tức khiến nhiều người "rùng mình" khi chứng kiến toàn bộ quy trình chế biến kinh hoàng.
"Sữa tắm dê" bao bì bắt mắt với ngôn ngữ chủ yếu là tiếng Anh, xuất xứ Malysia. (Ảnh cắt từ video của VTV). |
Nếu để ý quan sát, nhiều người sẽ nhận ra, thị trường sữa tắm dê hiện nay đang bị rối loạn về giá cả và nguồn gốc xuất xứ. Nhiều người không khỏi thắc mắc khi nhận ra, một chai sữa tắm dê tuy có hình hức và chất lượng hoàn toàn giống nhau nhưng khi khoác thêm mác ngoại nhập, chúng liền lập tức tăng giá gấp đôi. Đơn cử là trường hợp một chai sữa tắm dê ghi mác nhập khẩu từ Maysia, giá 85.000 đồng/chai., trong khi đó, một chai khác cùng tên, sản xuất tại TP. HCM, giá chỉ 26.000 đồng.
Giá cũng rất "nhập ngoại". |
Để tìm hiểu mức giá chênh lệch này, nhóm PV của VTV đã tìm tới tận cơ sở sản xuất là công ty Univer – Việt Nam. Theo quan sát, công ty này luôn đóng cửa bất kể ngày đêm. Phía bên trong chất đống nhiều nguyên liệu, nền nhà bụi bẩn. Theo nhiều nhân công tại đây cho biết, công ty này chỉ sản xuất khi có đơn đặt hàng.
Điều đáng nói là công ty được thành lập và đi vào hoạt động từ 6 năm nay nhưng 3 năm trước mới có tờ giấy công bố chất lượng đầu tiên. Không ai biết, trước đó, cơ quan chức năng đã ở đâu và liệu hiện nay liệu Sở Y tế TP. HCM có nắm được, doanh nghiệp sản xuất mỹ phẩm ở những nơi tồi tệ như vậy?
Qua khảo sát thị trường, có thể dễ dàng nhận thấy, các chai sữa tắm dê hầu hết ghi mác sản xuất theo công nghệ Malaysia, tinh chất sữa dê tươi và được điều chế theo công nghệ cao cấp, hiện đại. Lần theo nhãn mác của một chai sữa tắm dê ghi sản xuất tại công ty Kiều Thiên Phát, địa chỉ ngách 1/28, ngõ 49, phố Thùy Linh, phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai, Hà Nội, nhóm PV đã ghi nhận sự thật hoàn toàn trái ngược.
Đây là tất cả những gì được nhà sản xuất quảng cáo là công nghệ Malaysia. |
Cơ sở làm ra những chai sữa tắm dê cao cấp kia chỉ vỏn vẹn chưa đầy 20m2. Công nghệ từ Malaysia thực chất hết sức thô sơ, đơn giản. Đó chỉ là những thùng phuy lớn đựng hóa chất và những thanh sắt dài dùng tay để quấy, gạo nhựa để múc hóa chất bằng tay. Thế nhưng, cơ sở này vẫn hiên ngang làm ra những chai sữa tắm được gán mắc "cao cấp" và bán ra với giá không hề rẻ, thông thường là 120.000 đồng/chai 1.200ml.
Đây là tất cả những gì được nhà sản xuất quảng cáo là công nghệ Malaysia.
Bất ngờ hơn là trong công thức chế biến sữa tắm, không hề có sữa dê mà chỉ có nước và các hóa chất như Acid Citric, CAB, Nhũ, SLS, SLES, CDE…
Khi được hỏi, một nhân viên làm việc trực tiếp tại công ty TNHH Thương mại và tổng hợp Kiều Thiên Phát, đơn vị trực tiếp làm ra những chai sữa tắm dê kia khẳng định, mình không hề biết gì về những quy định của ngành y tế về sản xuất mỹ phẩm.
Ông Trần Hùng, phó Chánh văn phòng ban chỉ đạo 389 Quốc gia (đơn vị quản lý thị trường) cho biết: “Chúng tôi cũng rất bất ngờ khi không hiểu đơn vị cấp giấy phép có biết được điều kiện môi trường, con người, nguồn nhân lực cũng như trang thiết bị có đủ đáp ứng để sản xuất ra những chai sữa tắm như vậy không”.
Ngọc Anh (Tổng hợp)