+Aa-
    Zalo

    Streamer được ủng hộ tiền khi livestream, có bị tính thuế không?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Streamer là một ngành nghề mới xuất hiện ở Việt Nam, hiện đang rất thu hút sự chú ý từ các bạn trẻ. Một trong những khoản tiền chính tạo ra thu nhập cho các streamer này là khoản tiền ủng hộ từ fan của họ (tiền donate). Vậy phần tiền này có bị tính thuế gì hay không?

    Streamer là những người thường xuyên livestream (những người thực hiện công việc livestream cho người xem thông qua Facebook, Instagram hay YouTube…) trên các nền tảng như Twitch, Facebook, YouTube để giao lưu cùng fan (người hâm mộ). Họ có thể bình luận game, bán hàng, trò chuyện với fan hoặc có thể ca hát, nhảy múa.

    Thu nhập của streamer đến từ những nguồn như: lượt xem và đăng ký kênh, tiếp thị liên kết, nhà tài trợ và quảng cáo. Một trong những khoản tiền chính tạo ra thu nhập cho các streamer này là khoản tiền ủng hộ từ fan của họ (tiền donate). Vậy phần tiền này có bị tính thuế gì hay không?

    Trao đổi với PV Đời sống và Pháp Luật về vấn đề này, luật sư Đỗ Ngọc Anh – Giám đốc Công ty Luật Đỗ Gia Việt (Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội) cho biết: Điểm c Khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC có quy định về các khoản thu nhập chịu thuế sau:

    “Tiền thù lao nhận được dưới các hình thức như: tiền hoa hồng đại lý bán hàng hóa, tiền hoa hồng môi giới; tiền tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, kỹ thuật; tiền tham gia các dự án, đề án; tiền nhuận bút theo quy định của pháp luật về chế độ nhuận bút; tiền tham gia các hoạt động giảng dạy; tiền tham gia biểu diễn văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao; tiền dịch vụ quảng cáo; tiền dịch vụ khác, thù lao khác.”

    Luật sư Ngọc Anh cho rằng, về bản chất, stream cũng là việc “biểu diễn” trên nền tảng mạng xã hội. Vì vậy cũng có thể hiểu rằng việc người xem gửi tiền trực tiếp cho streamer là “trả phí” cho hoạt động biểu diễn đó.

    Do vậy, có thể hiểu khoản tiền có được từ việc người xem donate (ủng hộ) cho các streamer nằm trong các khoản tiền phải chịu thuế thu nhập cá nhân.

    3153551977973559046626882179894345977111527n
    Luật sư Đỗ Ngọc Anh – Giám đốc Công ty Luật Đỗ Gia Việt (Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội).

    Theo Luật sư Ngọc Anh, hiện nay, đối với công việc streamer, phải nộp thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng trong trường hợp có thu nhập trên 100 triệu đồng/năm.

    Cách tính thuế thu nhập cá nhân phải nộp là lấy mức thu nhập có được hằng năm nhân với thuế suất 2%. Tương tự, mức thuế giá trị gia tăng phải nộp bằng với mức thu nhập có được hằng năm nhân với thuế suất 5%. Như vậy, người này phải nộp tổng cộng 7% mức thu nhập có được hằng năm.

    Chiếu theo quy định tại Nghị định 111, chỉ quy định những nhu nhập từ tặng, cho sau đây mới bị tính thuế gồm: Quà tặng là chứng khoán; Quà tặng là phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh; Quà tặng là bất động sản; Các tài sản khác phải đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng

    Luật sư Ngọc Anh cho hay, đối với phần quà tặng, quà biếu được người hâm mộ gửi tặng, có hai trường hợp sau:

    Thứ nhất, quà tặng, quà biếu phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng. Nếu giá trị món quà dưới 10 triệu đồng thì cá nhân không phải kê khai và nộp thuế. Nếu giá trị món quà lớn hơn 10 triệu đồng thì áp dụng thuế suất 10%.

    Thứ hai, quà tặng, quà biếu không phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng. Hiện nay chưa có quy định tính thuế thu nhập cá nhân với những món quà tặng, quà biếu không phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng. Như vậy, quà được người hâm mộ gửi tặng không phải kê khai và nộp thuế.

    NÔNG THẢO LY

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/streamer-duoc-ung-ho-tien-khi-livestream-co-bi-tinh-thue-khong-a558778.html
    Sự kiện: Giải trí 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    KOL marketing và thông tin kém chất lượng: Trách nhiệm của KOL với người hâm mộ

    KOL marketing và thông tin kém chất lượng: Trách nhiệm của KOL với người hâm mộ

    Ngày nay, hoạt động KOL marketing ở Việt Nam được rất nhiều nhãn hàng ưa chuộng. Nhìn từ khía cạnh tâm lý, KOL cũng là con người bằng xương bằng thịt, nên khi truyền tải câu chuyện của nhãn hàng cũng dễ tạo được sự đồng cảm. Chính vì vậy, những thông điệp hay chia sẻ về sản phẩm của KOL thường không bị người hâm mộ gắn mác quảng cáo. Tuy nhiên, sự nhầm lẫn về khái niệm KOL marketing đang gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.