Theo Reuters, SpaceX - công ty của tỷ phú Elon Musk đã yêu cầu các nhà cung cấp Đài Loan (Trung Quốc) dời hoạt động sản xuất ra khỏi hòn đảo. Điều này buộc một số doanh nghiệp tại khu vực này phải chuyển một phần chuỗi cung ứng ra nước ngoài, theo nguồn tin từ các công ty cung cấp thiết bị và báo cáo nội bộ.
Một doanh nghiệp cung cấp linh kiện cho sản phẩm Internet vệ tinh Starlink của SpaceX cho biết yêu cầu di dời xuất phát từ những rủi ro địa chính trị, trong đó có ít nhất 1 công ty đã chuyển sản xuất sang Việt Nam.
Thông tin từ tạp chí Znews, Một đối tác khác của các nhà sản xuất linh kiện vệ tinh tại Đài Loan cũng xác nhận SpaceX đã trực tiếp yêu cầu chuyển hoạt động sản xuất ra nước ngoài.
Wistron NeWeb Corporation (WNC), nhà cung cấp thiết bị mạng cho Starlink, đã khởi động dây chuyền sản xuất tại các nhà máy ở Hà Nam, Việt Nam, chủ yếu là đơn đặt hàng từ SpaceX. Nhà máy dự kiến tăng gấp đôi quy mô nhân công lên khoảng 6.000 người để đáp ứng kịp nhu cầu.
Shenmao Technology, nhà cung cấp vật liệu hàn cho bảng mạch in, cũng là đối tác cung ứng linh kiện cho SpaceX cho biết, vào tháng 4 họ sẽ chi 5 triệu USD để xây dựng một cơ sở sản xuất tại Việt Nam.
Ngoài ra, Universal Microwave Technology, một nhà cung cấp khác của SpaceX, cũng đã đầu tư vào 1 nhà máy ở Việt Nam trong năm nay.
Một đối tác khác của các nhà sản xuất linh kiện vệ tinh tại Đài Loan cũng xác nhận SpaceX đã trực tiếp yêu cầu chuyển hoạt động sản xuất ra nước ngoài.
Yêu cầu của SpaceX đã làm gia tăng căng thẳng trong mối quan hệ giữa Elon Musk và Đài Loan, đặc biệt sau khi Musk tuyên bố vào năm ngoái rằng Đài Loan là một "phần không thể tách rời" của Trung Quốc, gây phản ứng dữ dội từ chính phủ Đài Loan. Trung Quốc coi Đài Loan là lãnh thổ của mình và thường xuyên tiến hành các cuộc diễn tập quân sự xung quanh hòn đảo.
Với nguy cơ gián đoạn nghiêm trọng chuỗi cung ứng, một số công ty Đài Loan trong ngành vệ tinh và bán dẫn đang giảm dần sự phụ thuộc vào sản xuất trong nước.
Được biết, Wistron NeWeb Corporation (WNC), nhà cung cấp thiết bị mạng cho Starlink, đã khởi động dây chuyền sản xuất tại các nhà máy ở Hà Nam, Việt Nam, chủ yếu là đơn đặt hàng từ SpaceX. Nhà máy dự kiến tăng gấp đôi quy mô nhân công lên khoảng 6.000 người để đáp ứng kịp nhu cầu.
Ngoài ra, Universal Microwave Technology, một nhà cung cấp khác của SpaceX, cũng đã đầu tư vào 1 nhà máy ở Việt Nam trong năm nay. SpaceX cũng đang có kế hoạch đầu tư khoảng 1,5 tỷ USD tại Việt Nam trong thời gian tới.
Đài Loan có ngành công nghiệp vệ tinh lớn, với khoảng 50 công ty sản xuất thiết bị và linh kiện nhạy cảm. Tổng sản lượng ngành đạt hơn 200 tỷ TWD (6,23 tỷ USD) vào năm ngoái.
Sự chuyển dịch công nghệ cao
Các nguồn tin cho hay, việc những đối tác chuyển dịch hoặc mở rộng sản xuất sang Việt Nam phần lớn là do yêu cầu của SpaceX.
Chin-Poon Industrial, nhà sản xuất linh kiện vệ tinh đang là đối tác của SpaceX, nói rằng công ty của Elon Musk đã yêu cầu họ chuyển hoạt động sản xuất đơn đặt hàng mới từ Đài Loan sang Thái Lan, trích dẫn các “cân nhắc về địa chính trị”.
Việc chuyển dịch sản xuất linh kiện Starlink của SpaceX ra khỏi Đài Loan cho thấy xu hướng này vẫn đang tiếp diễn mạnh mẽ.
Ming-Kuen Lai, Tổng giám đốc Acter, một công ty xây dựng của Đài Loan, cho biết hoạt động kinh doanh ở Đông Nam Á của công ty tăng 50% trong năm ngoái. Mức tăng trưởng này vượt trội so với các thị trường cốt lõi của Acter là Đài Loan và Trung Quốc.
Acter chuyên xây dựng các nhà máy điện tử và phòng sạch cho các công ty công nghệ như Foxconn, Delta Electronics, Wistron và ASE Technology.
Hiện tại, thị trường Đông Nam Á chỉ đóng góp hơn 10% doanh thu của Acter. Tuy nhiên, ông Ming-Kuen Lai nhấn mạnh Thái Lan, Việt Nam và Malaysia đang ghi nhận tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ,
Ông nói: “Việt Nam đang trải qua thời kỳ bùng nổ lắp ráp điện tử, trong khi Thái Lan đang chứng kiến sự gia tăng các nhà máy sản xuất bảng mạch in mới và Malaysia đang thu hút các doanh nghiệp đóng gói bán dẫn”, báo Vietnamnet thông tin thêm.
Căng thẳng địa chính trị, kết hợp với ưu tiên khả năng chống chịu của chuỗi cung ứng toàn cầu, đã tạo ra những chuyển động lớn trong ngành công nghệ.
Sau nhiều thập niên tập trung sản xuất tại Trung Quốc và Đài Loan, các nhà lắp ráp điện tử như Foxconn, Quanta và Wistron, cùng với các nhà cung cấp chip lớn từ TSMC đến United Microelectronics Corporation (UMC), đang chạy đua thiết lập hoạt động tại Đông Nam Á, Nhật Bản và thậm chí cả châu Âu.