+Aa-
    Zalo

    Sở GTVT Hà Nội phân trần về việc di dời cầu Long Biên

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) – Phát biểu trong cuộc họp giao ban báo chí, người phát ngôn của Sở GTVT Hà Nội cho rằng, việc di dời vẫn sẽ giữ và bảo tồn được nguyên trạng cầu Long Biên.

    (ĐSPL) – Phát biểu trong cuộc họp giao ban báo chí, người phát ngôn của Sở GTVT Hà Nội cho rằng, việc di dời vẫn sẽ giữ và bảo tồn được nguyên trạng cầu Long Biên.

    Theo thông tin mà ông Nguyễn Xuân Tân – Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cung cấp cho báo chí trong cuộc họp giao ban vào chiều 18/2, đến thời điểm hiện tại, TP. Hà Nội và Bộ GTVT đã thống nhất phương án di dời 9 nhịp cầu Long Biên để xây dựng tuyến đường sắt đô thị. Tuy nhiên, bên cạnh đó, Sở GTVT Hà Nội cũng bày tỏ mong muốn sẽ duy trì, bảo tồn nguyên trạng cầu Long Biên và nâng cấp sức tải của cầu nhằm tăng tải trọng cho một cây cầu vốn đã rất yếu vì lâu đời.

    Sở Giao thông bày tỏ mong muốn bảo tồn cầu Long Biên

    Ông Nguyễn Xuân Tân – Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội trả lời phóng viên trong cuộc họp giao ban vào chiều 18/2.

    Trước đó, đơn vị tư vấn cũng đã đưa ra 3 phương án sửa chữa cầu để lựa chọn.

    Phương án 1 là xây dựng cầu mới có một phần vị trí tại tim cầu hiện tại, giữ nguyên các nhịp cầu cũ để bảo tồn.

    Phương án 2 là dỡ cầu Long Biên cũ và xây dựng cầu mới tại vị trí tim cầu hiện tại có kết cấu nhịp dàn thép tương tự của cầu Long Biên hiện nay như thiết kế ban đầu năm 1902. Cầu mới có hình dáng tương tự cầu cũ nhưng công năng thay đổi, được dùng cho cả đường sắt, đường bộ (đường sắt đôi chạy ở giữa, ôtô, xe máy, xe thô sơ đi hai bên cánh gà).

    Phương án 3 là xây dựng cầu mới tại vị trí tim cầu Long Biên hiện tại và di dời 9 nhịp cầu cũ phía Hà Nội về phía thượng lưu (cách cầu hiện tại 85m) để bảo tồn.

    Cả 3 phương án trên diện tích chiếm dụng đất của dự án đều hơn 60.000m2 và di dời hơn 600 nhà dân với chi phí giải phóng mặt bằng từ 867 tỉ đồng (phương án 2 và 3) đến 989 tỉ đồng (phương án 1). Trong đó, phương án 1 chi phí xây dựng cần 9.389 tỉ đồng, phương án 2 cần 9.094 tỉ đồng, phương án 3 cần 7.982 tỉ đồng.

    Trên cơ sở so sánh, đánh giá giữa các phương án, Bộ GTVT cho rằng phương án 3 có những ưu điểm vượt trội về kinh tế, kỹ thuật, giải phóng mặt bằng, kiến trúc và bảo tồn cầu Long Biên cũ.

    Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cũng cho biết: “Cây cầu Long Biên là một cây có lịch sử lâu đời. Trải qua hơn 100 năm, hiện nay cầu đã xuống cấp trầm trọng, tải trọng của cầu cũng rất kém, trong khi lưu lượng giao thông qua lại trên cầu vẫn rất lớn nên việc sửa chưa vầ nâng cấp tải trọng là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, bên cạnh đó, chúng tôi vẫn luôn muốn làm sao để bảo tồn và duy trì được nguyên trạng của cây cầu cổ, vốn có ý nghĩa to lớn về cả mặt lịch sử và văn hóa của dân tộc, lại có ý nghĩa ngoại giao to lớn vì đây là cây cầu do Pháp xây dựng”.

    Sửa chữa một cây cầu không khó, cái khó là làm sao sửa chữa mà vẫn giữ được nguyên trạng cây cầu, vẫn bảo tồn được những nét đẹp vốn có của nó. Bên cạnh đó, giải phóng mặt bằng là yếu tố quan trọng, vốn và vấn đề ngoại giao… là những cái cần phải cân nhắc kỹ” – người phát ngôn của Sở GTVT bày tỏ.

    Cầu Long Biên là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng, nối hai quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên của Hà Nội, do Pháp xây dựng (1898-1902). Cầu dài 2.290m qua sông và 896m cầu dẫn, gồm 19 nhịp dầm thép đặt trên 20 trụ cao hơn 40m (kể cả móng) và đường dẫn xây bằng đá.

    Cầu Long Biên đã qua nhiều lần sửa chữa, thay nhịp. Cho đến thời hiện tại, đây là cây cầu độc đáo hiếm hoi trên thế giới.

    Anh Thư

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/so-gtvt-ha-noi-phan-tran-ve-viec-di-doi-cau-long-bien-a22148.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Tên anh khắc vào lòng biển Mẹ

    Tên anh khắc vào lòng biển Mẹ

    Sau gần 25 năm kể từ ngày Cụm kinh tế- khoa học- dịch vụ (nhà giàn DK1) được xây dựng ở các bãi cạn san hô ngầm trên thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc, có 9 liệt sĩ đã an