+Aa-
    Zalo

    Siết chặt quản lý các mặt hàng mỹ phẩm, dược phẩm

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Cục quản lý thị trường vừa có văn bản yêu cầu Chi Cục QLTT các tỉnh, TP tăng cường kiểm tra hoạt động sản xuất dược phẩm, mỹ phẩm, TPCN, dược liệu và vị thuốc đông y.

    Cục quản lý thị trường vừa có văn bản yêu cầu Chi Cục quản lý thị trường các tỉnh, TP tăng cường kiểm tra hoạt động sản xuất dược phẩm, mỹ phẩm, TPCN, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền.

    Theo nội dung công văn mới nhất từ Cục Quản lý thị trường gửi các Chi Cục nêu rõ: Cục quản lý thị trường yêu cầu Chi cục quản lý thị trường các tỉnh, TP khẩn trương thực hiện một số nội dung:

    Thứ nhất, tăng cường kiểm tra, kiểm soát các hoạt động sản xuất dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền. Đảm bảo việc triển khai có hiệu quả, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật.

    Thứ hai, tập trung lực lượng xác minh, kiểm tra xử lý các tổ chức, cá nhân hoạt động thương mại điện tử kinh doanh hàng lậu, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng thuộc nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền.

    Thứ ba, phối hợp với cac cơ quan quản lý nhà nước chuyên trách tại địa phương xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra toàn diện việc cấp phép, quản lý các cơ sở, hộ kinh doanh dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền trên địa bàn.

    Thứ tư, phối hợp với cơ quan báo chí tập trung đẩy mạnh tuyên truyền về tác hại của hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

    Cũng theo nội dung công văn, Cục quản lý thị trường yêu cầu các Chi cục triển khai chỉ đạo trước ngày 17/7/2018 và có báo cáo định ky gửi về Cuc Quản lý thị trường.

    Trước đó, lực lượng quản lý thị trường đã phát hiện hàng loạt các công ty sản xuất thực phẩm chức năng, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, chất lượng, nhưng được quảng cáo tung trời về công dụng. Việc kiểm soát kinh doanh và chất lượng TPCN bị bỏ ngỏ suốt một thời gian quá dài.

    Cụ thể, lực lượng Quản lý thị trường TP HCM đã kiểm tra Công ty Cổ phần FACENCO có trụ sở tại Lầu 2, tòa nhà HD Bank, 51D Đinh Bộ Lĩnh (phường 26, quận Bình Thạnh) về hành vi kinh doanh sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPCN) khi chưa được Cục An toàn Thực phẩm, Bộ Y tế cấp xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.

    Công ty nảy sản xuất TPCN hiệu Btanol 500 (hỗ trợ điều trị suy thận), TPCN Gotarin (trị bệnh Gout) và Motafin (điều trị mỡ máu). Dù chưa được cấp phép nhưng công ty đã bán sản phẩm rầm rộ trên mạng với mạng lưới nhân viên tư vấn bán hàng rất đông đảo.

    Hoàng Giang

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/siet-chat-quan-ly-cac-mat-hang-my-pham-duoc-pham-a235544.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan