+Aa-
    Zalo

    Sét đánh cháy chợ Nghĩa Kỳ, nhiều sạp tạp hóa bị thiêu rụi

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Sét đánh trúng một sạp tạp hóa ở chợ Nghĩa Kỳ (xã Nghĩa Kỳ, huyện Tư Nghĩa, Quảng Ngãi) gây họa hoạn, rồi cháy lan sang các sạp bên cạnh, thiệt hại hàng trăm triệu đồng.

    Sét đánh trúng một sạp tạp hóa ở chợ Nghĩa Kỳ (xã Nghĩa Kỳ, huyện Tư Nghĩa, Quảng Ngãi) gây họa hoạn, rồi cháy lan sang các sạp bên cạnh làm thiệt hại hàng trăm triệu đồng.

    Theo TTXVN, vào khoảng 1h30 ngày 11/5, khi ông Nguyễn Thanh Hùng, chủ lò bánh mì trong chợ Nghĩa Kỹ đang làm bánh mì đã nghe thấy tiếng sét đánh, sau đó có tiếng củi cháy.

    Nghi có đám cháy xảy ra, ông Hùng chạy ra, phát hiện đám cháy đã bùng lên tại sạp tạp hóa của bà Đoàn Thị Thu Hải (42 tuổi, trú tại xã Nghĩa Kỳ) và đang cháy lan sang các sạp bên cạnh. Ông Hùng liền hô hoán và báo cho lực lượng chức năng.

    Lực lượng chức năng đang khám nghiệm hiện trường vụ cháy. (Ảnh: báo Quảng Ngãi)

    Nhận tin báo cháy, Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy tỉnh điều động ba xe chữa cháy cùng 25 cán bộ chiến sỹ nhanh chóng đến hiện trường. Đến 3h cùng ngày, đám cháy được dập tắt hoàn toàn.

    Báo Quảng Ngãi thông tin thêm, thống kê ban đầu có 2 sạp tạp hóa bị cháy rụi và 3 sạp lân cận bị ảnh hưởng, thiệt hại hàng trăm triệu đồng.

    Được biết, chợ Nghĩa Kỳ được xây mới từ năm 2000 và đảm bảo lối vào cho xe chữa cháy, nhưng bể nước chữa cháy không đảm bảo lượng nước chữa cháy. Lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy đã sử dụng nước từ bể bơi tư nhân bên cạnh chợ để chữa cháy kịp thời nên hạn chế được rất nhiều thiệt hại.

    Hiện lực lượng chức năng đang điều tra làm rõ vụ việc.

    Điều 4, Quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy về Nguyên tắc hoạt động cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy

    1. Thông tin về tai nạn, sự cố, yêu cầu cứu nạn, cứu hộ phải được báo kịp thời, chính xác cho cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy theo số điện thoại 114 hoặc lực lượng phòng cháy và chữa cháy khác quy định tại Điều 5 Quyết định này, đồng thời báo cho chính quyền địa phương và Công an nơi gần nhất.

    2. Việc cứu nạn, cứu hộ phải được tiến hành kịp thời bằng lực lượng, phương tiện tại chỗ và trước hết phải ưu tiên cho việc cứu người.

    3. Khi thực hiện cứu nạn, cứu hộ phải bảo đảm an toàn đối với người, phương tiện tham gia cứu nạn, cứu hộ và nạn nhân, đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về tài sản.

    Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo.

    (Tổng hợp)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/set-danh-chay-cho-nghia-ky-nhieu-sap-tap-hoa-bi-thieu-rui-a189832.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan