Thông tin Hà Nội sắp xây dựng một loạt cầu mới trị giá tỷ đô bắc qua sông Hồng, sông Đuống và lên kế hoạch xây dựng các tuyến vành đai 3,5 và 4 được dư luận quan tâm.
Trí thức trẻ cho rằng, bằng hình thức xã hội hóa, đầu tư theo hình thức đối tác công tư, loại hợp đồng BT và BOT, Hà Nội muốn huy động vốn đầu tư vào một loạt công trình giao thông trọng điểm từ nay đến 2030. Trong đó, nổi bật là cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo, đường vành đai 3,5 và đường vành đai 4.
Ở phía Tây đó là những dự án tuyến đường vành đai còn phía Đông là những cây cầu mới trị giá hàng tỷ đô la sắp được triển khai xây dựng.
Cùng với những tuyến đường sắt đô thị trên cao sắp hoàn thành và đang xây dựng là metro Cát Linh – Hà Đông và metro Nhổn – Ga Hà Nội, tuyến đường trục Tây Thăng Long kết nối khu vực Tây Hồ Tây với vùng ven thuộc Bắc Từ Liêm và Đan Phương cũng được khởi động, tuyến vành đai 3,5 và vành đai 4,…cũng đang rục rịch kế hoạch triển khai với tổng mức đầu tư theo kế hoạch nhằm khép kín các tuyến vành đai của Hà Nội lên tới 3 tỷ USD.
Điều này đang tạo nên một cú hích mới cho bất động sản khu vực phía Tây Hà Nội, ở những khu vùng ven nhà đất dọc các tuyến đường metro đang có xu hướng rục rịch tăng giá, nhiều dự án “hồi sinh” trở lại. Giới đầu tư địa ốc cũng đã bắt đầu để mắt tới một số khu vực như Hoài Đức, Đan Phượng…
Lý giải nguyên nhân giá đất tại phía Tây Hà Nội tăng trở lại Vietnamnet dẫn lời đánh giá các chuyên gia thì yếu tố hạ tầng đã thúc đẩy tăng giá. Xu hướng "nóng" lên của đất nền tại khu vực phía Tây Hà Nội đã bắt đầu từ năm 2016, đến nay mức giá đang được đẩy lên cao, khiến nhiều người lo ngại về một cơn sốt bất động sản sẽ quay trở lại.
Theo đánh giá của Hiệp hội bất động sản Việt Nam, Hoài Đức là một thị trường tốt, tuy nhiên theo quan sát, thị trường khá ổn định, không có nhiều đột biến, vẫn có những dự án còn hàng.
Lãnh đạo Hiệp hội cho rằng, giao dịch có phần chững lại trong thời gian gần đây thể hiện thị trường có tính ổn định, không thây tính bùng phát. Hoài Đức đánh giá là một thị trường tiềm năng, bởi vì nó đã có những quy hoạnh và các hệ thông giao thông. Đặc biệt, hệ thống giao thông vành đai 3,5, vành đai 4 sẽ được triển khai trong tương lai.
Theo số liệu mà Báo đấu thầu cập nhật từ Công ty Bất động sản Savills Việt Nam, trong quý III/2016, thị trường Hà Nội đón nhận khoảng 2.300 sản phẩm mới nhà liền kề, biệt thự chào bán ra ngoài thị trường, tăng 3% theo quý và 10% theo năm. Trong đó, quận Hà Đông dẫn đầu nguồn cung với 26% thị phần.
Quý IV/2016 phân khúc đất nền, biệt thự liền kề tại Hà Nội đã ghi nhận lượng thanh khoản kỷ lục vòng 6 năm trở lại đây. Theo đó, lượng hàng bán được tăng 129% so với quý trước với 766 giao dịch được thực hiện, trong đó 64% là nhà liền kề. Tiếp tục dẫn đầu về số lượng giao dịch trong quý cuối năm 2016 là Từ Liêm với 24% và Hà Đông 23%.
Còn theo khảo sát của CBRE, quận Hà Đông nhờ có cơ sở hạ tầng đang dần hoàn thiện, đang trở thành khu vực tập trung các dự án nhà ở mới, đồng thời giá bán cũng tăng 5,5% so với quý trước và tăng gần 15% so với cùng kỳ năm trước.
Lý giải về sức "nóng" của bất động sản phía Tây Hà Nội nói chung và Hà Đông nói riêng, bà Đỗ Thu Hằng - Phó giám đốc Bộ phận nghiên cứu thị trường Savills Hà Nội cho rằng: “Đối với thị trường khu vực Hà Đông chúng ta thấy rằng gần đây hạ tầng đã được cải thiện. Như chúng ta đã thấy khu vực này gần các đường vành đai số 3, đường vành đai 3,5…
Hơn thế nữa đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông năm 2017 được kỳ vọng sẽ đưa vào hoạt động trong năm 2017 đang tạo lực đẩy cho phân khúc đất nền khu vực này.
(Tổng hợp)