+Aa-
    Zalo

    Sau mâu thuẫn Trung-Ấn hàng tháng, Bắc Kinh thấy được gì?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Những gì xảy ra sau đối đầu Trung-Ấn tại khu vực tranh chấp Doklam được cho là sẽ giúp Bắc Kinh có một bài học quan trọng.

    Những gì xảy ra sau đối đầu Trung-Ấn tại khu vực tranh chấp Doklam được cho là sẽ giúp Bắc Kinh có một bài học quan trọng.

    Bế tắc, mâu thuẫn kéo dài hàng tháng trời giữa Trung Quốc và Ấn Độ xung quanh những tranh chấp ở khu vực cao nguyên Doklam đã bất ngờ kết thúc trong những ngày cuối cùng của tháng Tám.

    Đây cũng là thời điểm trước khi Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại hội nghị thượng đỉnh BRICS ở Hạ Môn, Trung Quốc.

    Theo cây viết Ankit Panda của tờ The Diplomat, nhiều tuần nỗ lực ngoại giao từ phía sau hậu trường đã xoa dịu căng thẳng từng được đánh giá là khủng hoảng khó giải quyết giữa New Delhi và Bắc Kinh trong vài chục năm trở lại đây.

    Thế giới - Sau bế tắc Trung-Ấn, Bắc Kinh học được gì?

    Quân nhân Ấn Độ (trái) và quân đội Trung Quốc tại lễ kỷ niệm 60 năm Quốc khánh Trung Quốc ở biên giới hai nước, gần khu vực tranh chấp Arunachal Pradesh/Tạng Nam vào năm 2009.

     

    Lý giải về việc Trung Quốc bất ngờ “xuống nước” với Ấn Độ trong tranh chấp tại Doklam, giới phân tích Trung Quốc cho rằng, nhiều khả năng Bắc Kinh đã cho dừng dự án xây đường để đổi lấy hành động của Ấn Độ.

    Theo ông Zhang Guihong, chuyên gia nghiên cứu Ấn Độ từ đại học Phúc Đán, Trung Quốc sẽ không cho triển khai dự án xây đường vào thời gian này.

    Theo chuyên gia, hành động này về ngắn hạn sẽ khiến hai bên có sự nhượng bộ. “Nhưng nếu Trung Quốc cho tái triển khai dự án trong tương lai, điều gì xảy ra tiếp theo sẽ rất khó nói”, ông nhấn mạnh.

    Trên thực tế, tờ Times of India đã đăng tải những thông tin cùng bằng chứng cho thấy, Bắc Kinh đã dừng dự án xây đường ở Doklam.

    Một học giả Ấn Độ  lại cho rằng nguyên nhân khiến xung đột được xoa dịu là cả hai bên đều ý thức được đối đầu tại Doklam không phải vấn đề có thể giải quyết bằng súng ống và vũ lực.

    Một khi giao tranh xảy ra, quan hệ hai quốc gia láng giềng sẽ sớm bị hủy hoại trong giây lát.

    Thêm vào đó, Hội nghị Thượng đỉnh BRICS cũng được cho là lý do khiến hai bên muốn căng thẳng dịu đi. Bởi đây có thể là cơ hội gặp gỡ duy nhất trong năm nay giữa nhà lãnh đạo hai bên.

    Ngoài ra, hội nghị là một trong những hoạt động ngoại giao tại sân nhà quan trọng nhất của Bắc Kinh, nếu hội nghị thất bại, đó là một tổn thất lớn với Trung Quốc.

    Thế giới - Sau bế tắc Trung-Ấn, Bắc Kinh học được gì? (Hình 2).

    Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

    Dù những nguy cơ xảy ra xung đột giữa Ấn Độ và Trung Quốc đang có dấu hiệu lắng dịu, nhưng chắc chắn con đường phía trước cho cả hai nước vẫn chưa thể dễ dàng.

    Rõ ràng, những chỉ trích qua lại nặng nề của hai bên trong thời gian qua đã khiến quan hệ hai bên không còn tốt đẹp như trước đó.

    Cả Bắc Kinh và Ấn Độ đã đều đồng ý rút quân khỏi khu vực tranh chấp, nhưng không rõ trong thời gian tới quan chức hai bên có đạt được tiến triển nào về một giải pháp mang tính bền vững cho vấn đề Doklam cũng như cho mối quan hệ hai bên không.

    Dẫu vậy, một chuyên gia của tờ Times of India cho hay sự kiện đã được giải quyết “tốt đẹp”. Tốt đẹp ở đây chính là việc không có thương vong nghiêm trọng đối với lực lượng binh sĩ hai nước, đồng thời quan hệ Trung - Ấn sẽ đi vào quỹ đạo như trước khi tranh chấp.

    Sau căng thẳng Trung-Ấn lần này, người ta thấy rằng vấn đề ở Doklam không chỉ là một con đường, mà đó là khu vực của những tranh chấp lãnh thổ.

    Các nhà chiến lược Ấn Độ lo những ảnh hưởng của việc quân đội Trung Quốc có khả năng mở rộng con đường vài kilomet về phía Nam. Nhưng cuối cùng, vụ Doklam cho thấy việc hai cường quốc hạt nhân lớn châu Á ứng xử như thế nào trước khủng hoảng.

    Trước khi xảy ra mâu thuẫn, Ấn Độ từng mạnh mẽ chỉ trích sáng kiến thương mại quốc tế “Vành đai và Con đường” của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

    Sự phản đối đó là vì những lợi ích của New Delhi, nhưng cũng là cách Ấn Độ phản ứng với Bắc Kinh vì Trung Quốc không ủng hộ Ấn Độ trở thành thành viên của Nhóm các nhà cung cấp hạt nhân (NSG).

    Đối với Trung Quốc, vụ việc lần này tại Doklam sẽ giúp Bắc Kinh rút ra bài học kinh nghiệm quan trọng liên quan tới những quyết tâm của New Delhi. Trong tương lai, Chính phủ Trung Quốc sẽ tìm cách giải quyết sao cho phù hợp giữa lợi ích quốc gia và sự tự nhận thức của Ấn Độ với vai trò là một cường quốc tại châu Á.

    Mâu thuẫn Trung - Ấn vừa qua là minh chứng cho thấy, Ấn Độ không chỉ sẵn sàng công kích sáng kiến “Vành đai và Con đường” mà còn dám sử dụng nhiều nguồn lực hơn và mạo hiểm với nhiều nguy cơ hơn để đối phó với Bắc Kinh.

    DANH TUYÊN

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/sau-mau-thuan-trung-an-hang-thang-bac-kinh-thay-duoc-gi-a200756.html
    Sự kiện: Thế giới 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan