+Aa-
    Zalo

    Sau lần ăn trộm ví mới hay hóa ra người giàu lại sợ cô đơn đến vậy

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Thấy vậy cậu con trai lớn sáng nào cũng dậy từ rất sớm, đến tối muộn mới về, có hôm cậu đi xin ăn đến nửa đêm luôn, chỉ mong xin được nhiều tiền để…

    Thấy vậy cậu con trai lớn sáng nào cũng dậy từ rất sớm, đến tối muộn mới về, có hôm cậu đi xin ăn đến nửa đêm luôn, chỉ mong xin được nhiều tiền để…

    Vì hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, nay vợ lại đột ngột qua đời nên Nghĩa quyết định bỏ quê nghèo đưa hai đứa con nhỏ lên Hà Nội kiếm sống. Nhưng ở đâu cũng thế cũng khó sống như nhau cả.

    Lên Hà Nội, Nghĩa thuê một căn phòng trọ nhỏ chỉ vừa đủ kê chiếc giường với vài đồ lặt vặt. Hai đứa con nhỏ của Nghĩa vẫn thường hay thắc mắc vì sao bố mình lại bỏ cả một căn nhà rộng ở quê để chuyển lên đây ở trong căn nhà nhỏ hơn căn bếp trước đây, muốn đi vệ sinh phải chạy xa tít, chờ mấy cô mấy chú nhà bên cạnh dùng xong mới đến lượt mình vào.

    Nghĩa xin làm công nhân trong công xưởng xây dựng, một ngày phụ hồ cũng kiếm được hơn trăm nghìn, đủ để trang trải tiền nhà, tiền ăn, và tiết kiệm được chút ít. Nghĩa là người rất ít nói, ít tiếp xúc với người lạ, không chơi bời, hết giờ làm là anh lại chạy về nhà cơm nước cho các con. Anh thường tranh thủ ngoài giờ làm việc kiếm thêm việc khác, ai thuê gì thì làm nấy để có thêm thu nhập, tiết kiệm tiền phòng lúc con cái ốm đau.

    Hoàn cảnh “gà trống nuôi con” của Nghĩa khiến nhiều người thương cảm, hàng xóm xung quanh xóm trọ ai cũng quý mến 3 bố con Nghĩa, chủ nhà cũng giảm tiền trọ cho anh 1/3, mọi người chủ động có gì cũng mang qua biếu bố con Nghĩa từ đồ ăn, quần áo, đến các vật dụng hàng ngày.

    Ban đầu Nghĩa ngại tiếp xúc với mọi người, ngại nhận sự quan tâm của mọi người, nhưng dần dần bản thân anh cũng mở lòng hơn, và biết ơn những người đã giúp đỡ mình.

    Thế rồi, cuộc đời quá nghiệt ngã với Nghĩa, trong khi anh đang rất cố gắng làm việc để mong lo được cho các con khôn lớn thì tai nạn ập đến. Nghĩa bị ngã giàn giáo, người ta đưa anh vào viện cấp cứu, nhưng bác sĩ nói chân anh bị đinh cắm sâu, lại thêm nhiều vết thương từ các vật kim loại hoen rỉ vì thế để giữ được tính mạng thì phải cắt bỏ đôi chân của anh.

    Khi tỉnh dậy Nghĩa thấy toàn thân đau đớn, đôi chân không còn, anh khóc không ra tiếng. 2 đứa trẻ ngồi bên cạnh giường cũng khóc theo. Tiền viện phí của Nghĩa do công ty xây dựng lo toàn bộ, nhưng từ nay anh sẽ trở thành người thất nghiệp, sẽ không có ai lo cho 2 cậu con trai của anh nữa, từ nay cuộc sống của anh sẽ ra sao?

    Suốt quãng thời gian Nghĩa nằm trong bệnh viện không phải lo tiền viện, tiền ăn nhưng không ít lần anh nghĩ đến cái chết, anh muốn chết để giải thoát, để trả nợ cuộc đời, nhưng rồi nghĩ đến hai đứa con anh lại lùi ý.

    Hóa ra người giàu lại sợ cô đơn đến vậy. (Ảnh minh họa)

    Sau khi ra viện, Nghĩa được đưa về phòng trọ, chủ nhà trọ cho hay bà sẽ không lấy tiền trọ của 3 bố con trong vòng 3 tháng, còn hàng xóm quanh khu trọ cũng giúp đỡ bố con anh chút gạo, chút rau… nhưng không ai giúp được mãi, vì cảnh ở trọ ai cũng nghèo khó như nhau.

    Từ đó, Nghĩa nằm một chỗ, cậu con trai lớn 12 tuổi quyết định đưa em trai 8 tuổi đi ăn xin. Ăn xin đâu có dễ, những ngày đầu hai anh em bị những người cơ nhỡ như mình bắt nạt, đánh đến thâm tím mặt mày, nhưng vì bố đứa lớn lại động viên đứa bé, ai nhìn vào cũng thương cảm.

    Dần dần, quen với ‘công việc’ hai anh em xin được nhiều hơn, khi thì được tiền, khi thì họ cho đồ ăn. Cậu con trai lớn rất thông minh và hiểu chuyện. Nhiều lần cậu bé nghe hàng xóm nói chuyện “giá mà có tiền thì lắm chân giả cậu Nghĩa này sẽ đi lại được, dù không làm được gì nhưng cũng không phải nằm một chỗ đỡ khổ…”.

    Thấy vậy cậu con trai lớn sáng nào cũng dậy từ rất sớm, đến tối muộn mới về, có hôm cậu đi xin ăn đến nửa đêm luôn, chỉ mong xin được nhiều tiền để lắp chân giả cho bố. Nhưng cậu bé đâu biết được rằng những đồng tiền lẻ 500, 1000 đồng ấy tích cóp bao lâu cho đủ.

    Hôm đó, dù không chủ đích ăn trộm, nhưng do quá cần tiền nên cậu con trai lớn quyết định lấy chiếc ví của cụ già – người vừa cho cậu 50 nghìn. Cậu bé thấy ông cụ rút tiền trong ví, chiếc ví giầy cộp nhiều tiền nên nghĩ “Mình sẽ chỉ ăn trộm 1 lần này thôi, chỉ một lần thôi, sau này bố khỏi bệnh bố sẽ kiếm tiền trả họ…”.

    Phát hiện mất ví, ông cụ chạy theo thằng bé đến ngõ hẻm không chạy đi đâu được nữa, cậu bé quỳ sụp xuống van xin ông cụ đừng bắt mình, cậu bé không ngớt lời van nài “cháu xin ông, ông đừng bắt cháu. Cháu chỉ muốn có tiền chữa bệnh cho bố cháu. Sau này bố cháu khỏi bệnh sẽ trả lại tiền cho ông…”. Sau khi nghe thằng bé nói vậy, ông cụ gặng hỏi đầu đuôi, thằng bé kể hết hoàn cảnh gia đình mình, ông cụ ôm lấy thằng bé chặt vào lòng. Hóa ra, ông cụ dù giàu có về vật chất nhưng lại là người cô đơn, ông bị con cháu “bỏ rơi”, “chúng chỉ chu cấp cho ông tiền, rồi bỏ đi làm ăn với nhau.

    Ông cụ hứa sẽ lắp chân giả cho bố thằng bé, và còn thường xuyên chu cấp tiền cho gia đình Nghĩa. Hóa ra tất cả đều bắt nguồn từ tình yêu thương. Kể từ đó, ông cụ thường xuyên đưa hai cậu con trai Nghĩa qua nhà ông cụ chơi, coi chúng như những đứa cháu ruột của mình. Với ông cụ, tình cảm là thứ quý giá nhất, tiền bạc với ông đâu có nghĩa lý gì.

    Theo lời kể của Hồng Hải

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/sau-lan-an-trom-vi-moi-hay-hoa-ra-nguoi-giau-lai-so-co-don-den-vay-a186436.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan