+Aa-
    Zalo

    Sau khi được tại ngoại, Giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu nói gì?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Sau khi được tại ngoại, trên dòng trạng thái được đăng tải trên mạng xã hội WeChat, bà Mạnh Vãn Châu cho biết bà rất tự hào về Huawei và về đất nước mình.

    Sau khi được tại ngoại, trên dòng trạng thái được đăng tải trên mạng xã hội WeChat, bà Mạnh Vãn Châu cho biết bà rất tự hào về Huawei và về đất nước mình.

    [presscloud]6114[/presscloud]

    "Tôi đang ở Vancouver và đã trở về với gia đình. Tôi tự hào về Huawei và đất nước của mình. Cảm ơn những người đã lo lắng cho tình hình của tôi", giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu viết trên mạng xã hội WeChat, vài giờ sau khi bà được tại ngoại.

    Trong phiên điều trần trước tòa vào hôm 11/12, thẩm phán William Ehrcke đã chấp nhận cho bà Meng bảo lãnh tại ngoại với số tiền 7,5 triệu USD.

    Những điều kiện để bà Meng được tại ngoại bao gồm bà sẽ phải đeo thiết bị theo dõi điện tử ở chân và ở nhà riêng tại Canada từ 23h đêm đến 6h sáng. Chồng của bà Meng là ông Liu Xiaozong, cùng 4 người bạn thân khác của bà cũng phải lấy tài sản cá nhân làm điều kiện đảm bảo bà sẽ không chạy trốn.

    Trước đó, luật sư của bà Meng đã lấy lí do sức khỏe để yêu cầu tòa cho bà tại ngoại, đồng thời khẳng định bà có “lòng tự trọng” nên sẽ không tìm cách chạy trốn.

    Bà Mạnh, con gái của người sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi, bị phía Canada bắt giữ tại Vancouver hôm 1/12 với các cáo buộc gian lận tài chính. Theo các công tố viên Canada, bà Mạnh bị cáo buộc trợ giúp Huawei, một trong những hãng sản xuất điện thoại và thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới, “né” các lệnh trừng phạt đối với Iran. Bà Mạnh bị cáo buộc thông đồng để lừa gạt các ngân hàng để họ thông qua các giao dịch trị giá hàng triệu USD liên quan tới Iran.

    Giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu. Ảnh: CNN

    Tuy đã được tại ngoại, nhưng bà Mạnh vẫn đối mặt với nguy cơ bị dẫn độ về Mỹ để phía Mỹ tiếp tục điều tra và xét xử bà về cáo buộc gian lận này. Nếu bị kết tội, nữ CFO của tập đoàn Huawei có thể sẽ phải nhận mức án lên tới 30 năm tù giam cho mỗi cáo buộc.

    Bà Mạnh đã một mực khẳng định mình không phạm pháp, và phía Bắc Kinh cũng đã có những phản ứng rất mạnh mẽ như triệu tập Đại sứ Canada và Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc, đồng thời yêu cầu Ottawa phải thả người ngay lập tức.

    Tuy cả Mỹ và Trung Quốc đều cố gắng không khơi gợi về mối liên hệ giữa vụ bắt giữ bà Mạnh và các cuộc đàm phán thương mại của hai nước, nhưng rất nhiều người đã nghĩ tới điều này, do bà Mạnh giữ chức vụ cao trong tập đoàn viễn thông hàng đầu Trung Quốc và thuộc hàng top trên thế giới.

    Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 11/12 cho biết ông có thể can thiệp vào vụ việc của Bộ Tư pháp Mỹ đối với bà Mạnh nếu điều đó có lợi cho an ninh quốc gia hoặc để đạt được một thỏa thuận thương mại với Trung Quốc.

    NGUYỄN QUỲNH (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/sau-khi-duoc-tai-ngoai-giam-doc-tai-chinh-huawei-manh-van-chu-noi-gi-a254863.html
    Sự kiện: Thế giới 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan