+Aa-
    Zalo

    Nga không thể trung chuyển khí đốt tới châu Âu qua Ukraine, những bên nào sẽ "hứng đòn" nặng nề?

    (ĐS&PL) - Quyết định dừng trung chuyển khí đốt Nga qua Ukraine không chỉ làm căng thẳng thêm quan hệ Kiev-Moscow mà còn gây bất hòa trong nội bộ EU.

    Những hệ lụy nghiêm trọng đối với Liên minh châu Âu

    Sau khi Nga và Ukraine xác nhận kết thúc thỏa thuận trung chuyển khí đốt Nga qua Ukraine vào ngày 1/1, Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski đã có bài đăng trên nền tảng mạng xã hội X, nói rằng sự kiện này là một chiến thắng mới của phương Tây, tiếp nối các cột mốc lớn như tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) kết nạp Phần Lan và Thụy Điển.

    Trái ngược với Ba Lan, Thủ tướng Slovakia Robert Fico cảnh báo rằng quyết định ngừng trung chuyển khí đốt qua Ukraine sẽ có những hệ lụy nghiêm trọng đối với Liên minh châu Âu (EU).

    “Việc ngừng trung chuyển khí đốt qua Ukraine sẽ tác động nghiêm trọng đến tất cả các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU), nhưng lại không ảnh hưởng đáng kể đến Liên bang Nga”, ông Fico nhấn mạnh.

    Trong khi đó, Ủy ban châu Âu (EC) đã lên tiếng trấn an về tác động của việc mất nguồn cung cấp khí đốt từ Nga, nói rằng Liên minh châu Âu đã chuẩn bị cho việc dừng vào ngày 1/1/2025.

    Người phát ngôn của EC nêu rõ cơ sở hạ tầng khí đốt của châu Âu đủ linh hoạt để cung cấp khí đốt không có nguồn gốc từ Nga cho các nước Trung và Đông Âu thông qua các tuyến đường thay thế.

    Hợp đồng trung chuyển khí đốt Nga qua Ukraine chấm dứt. Ảnh minh họa

    Hợp đồng trung chuyển khí đốt Nga qua Ukraine chấm dứt. Ảnh minh họa

    Kể từ khi xung đột Ukraine nổ ra vào tháng 2/2022, Liên minh châu Âu (EU) đã tăng cường nỗ lực giảm sự phụ thuộc vào năng lượng Nga. Theo số liệu Brussels công bố, khí đốt Nga chỉ còn chiếm khoảng 8% tổng lượng nhập khẩu của khối vào năm 2023, giảm mạnh so với hơn 40% hồi 2021.

    Tập đoàn Gazprom đã ghi nhận khoản lỗ 7 tỷ USD?

    EU đã chuyển sang các nguồn cung thay thế từ Qatar và Mỹ. Nỗ lực này khiến Gazprom ghi nhận khoản lỗ lên tới 7 tỷ USD (6,73 tỷ Euro) vào 2022, lần đầu tiên sau hơn 25 năm.

    Tuy nhiên, việc mất nguồn cung khí đốt giá rẻ từ Nga đã góp phần khiến suy giảm kinh tế nghiêm trọng, lạm phát tăng vọt cũng như làm trầm trọng thêm khủng hoảng chi phí sinh hoạt.

    Moldova là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Nước này cho biết hiện cần phải đưa ra các biện pháp để giảm một phần ba lượng khí đốt sử dụng.

    Về phía Ukraine, với việc không gia hạn hợp đồng trung chuyển khí đốt, nước này đang mất khoảng 800 triệu USD mỗi năm tiền phí từ Nga.

    Đối với Nga, việc ngừng cấp khí đốt cho châu Âu sẽ khiến Moscow đánh mất đi thị phần cung cấp khí đốt chủ chốt cho các nước trong EU vào tay các đối thủ khác như Mỹ, Qatar và Na Uy.

    Đồng thời, việc Nga ngừng cấp khí đốt cho EU sẽ dẫn đến thất thu cho các công ty khí đốt. Từng là nhà xuất khẩu khí đốt lớn nhất thế giới, Tập đoàn Gazprom đã ghi nhận khoản lỗ 7 tỷ USD chỉ riêng trong năm 2023. Đây là khoản lỗ hàng năm đầu tiên của tập đoàn này kể từ năm 1999.

    Vài thành viên EU ở phía đông vẫn phụ thuộc lớn vào nguồn cung Nga. Ảnh minh họa

    Vài thành viên EU ở phía đông vẫn phụ thuộc lớn vào nguồn cung Nga. Ảnh minh họa

    Gần 1/3 lượng khí đốt của Nga bán cho châu Âu được vận chuyển qua lãnh thổ Ukraine. 

    Ngoài tuyến qua Ukraine, Nga vẫn duy trì nguồn cung khí đốt qua đường ống dẫn khí TurkStream dưới Biển Đen đến Hungary và các quốc gia Đông Nam Âu. Điều này giúp duy trì phần nào mối quan hệ năng lượng với các quốc gia như Hungary và Slovakia, những nước vẫn giữ quan hệ chặt chẽ với Kremlin bất chấp xung đột.

    Tuy nhiên, phần lớn các tuyến đường khác, bao gồm Yamal-Europe qua Belarus và Nord Stream qua Biển Baltic, đã bị gián đoạn. Đặc biệt, vụ phá hủy Nord Stream vào năm 2022 tiếp tục là biểu tượng cho sự rạn nứt nghiêm trọng giữa Nga và phương Tây.

    Quyết định dừng trung chuyển khí đốt qua Ukraine không chỉ làm căng thẳng thêm quan hệ Kiev-Moscow mà còn gây bất hòa trong nội bộ EU. 

    Mặt khác, sự dừng lại của dòng khí đốt Nga qua Ukraine cũng khiến cuộc khủng hoảng năng lượng của châu Âu trở nên phức tạp hơn. Dù đã chuẩn bị tốt hơn so với những năm trước, EU vẫn phải đối mặt với áp lực giá cả và nguy cơ mất an ninh năng lượng trong mùa đông rét đậm.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/nga-khong-the-trung-chuyen-khi-ot-toi-chau-au-qua-ukraine-nhung-ben-nao-se-hung-on-nang-ne-a495494.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan