Sáng 2/2, thời tiết Hà Nội ấm dần hơn, sương mù bao phủ các con đường khiến tầm nhìn của người đi đường trở nên hạn chế. Xung quanh khu vực Hồ Gươm chìm trong sương mù. Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, do ảnh hưởng của không khí lạnh lệch Đông và biến tính, mang theo nhiều hơi ẩm từ biển nên sáng nay (2/2), thủ đô Hà Nội chìm trong sương mù dày đặc, mưa phùn và mưa nhỏ, độ ẩm không khí tăng cao, tầm nhìn rất hạn chế. Mưa phùn và mưa nhỏ vào đêm và sáng, trưa chiều giảm, độ ẩm không khí cao, nồm ẩm kéo dài. Nhiệt độ thấp nhất từ 18-20 độ C, nhiệt độ cao nhất 23-25 độ C. Theo dự báo từ nay đến ngày 4/2, khu vực Bắc bộ đêm và sáng có mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù, trưa và chiều hửng nắng. Đêm và sáng sớm trời rét. Nhiệt độ cao nhất từ 22-26 độ C, khu Tây Bắc 26-28 độ C, có nơi trên 29 độ C. Theo quy luật khí tượng, hiện tượng sương mù nồm ẩm thường sẽ xuất hiện vào giai đoạn giữa hoặc cuối tháng 2 đến tháng 4. Vì vậy việc xuất hiện hiện tượng này vào đầu tháng 2 khiến nhiều người băn khoăn. Từ 8-9/2 (29-30 tháng Chạp), do ảnh hưởng của một đợt không khí lạnh có cường độ mạnh, Hà Nội chuyển sang hình thái thời tiết mưa nhỏ rải rác, nền nhiệt giảm sâu. Dự báo ngày 29 tháng Chạp, nhiệt độ Hà Nội giảm xuống còn 15-19 độ C. Ngày 30 tháng Chạp còn 14-18 độ C, ở ngưỡng rét đậm Trong hai ngày mùng 1-2 Tết, Hà Nội nhiều mây, không mưa, trời rét đậm với nhiệt độ trong ngày dao động từ 14-20 độ C. Cơ quan khí tượng nhận định, mùa xuân năm nay, tại Hà Nội và các tỉnh Đông Bắc Bộ, tình trạng sương mù, mưa phùn, mưa nhỏ, nồm ẩm có thể xuất hiện nhiều hơn, tần suất cao hơn so với trung bình nhiều năm trước. Lý giải về tình trạng này, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Huy - nhà nghiên cứu về biến đổi khí hậu và cảnh báo thiên tai cho rằng do nhiệt độ không khí ấm lên đột ngột sau một giai đoạn lạnh sâu kéo dài. Tuy nền nhiệt tăng nhưng độ ẩm không khí ở mức bão hoà 100% nên không khí đầy hơi nước. Cũng theo Tiến sĩ Ngọc Huy, một yếu tố quan trọng nữa là từ nay đến ngày 7.2 sẽ không có gió; không có thay đổi về mặt áp suất dẫn đến không khí tĩnh. Chính vì vậy sẽ dẫn đến hạn chế việc bốc hơi theo trục đứng từ dưới nền mặt đất lên. Gần 8h sáng, lớp sương mù tuy đã loãng dần nhưng vẫn khiến tầm nhìn của người dân bị hạn chế. Để đảm bảo an toàn, người đi đường nên bật đèn và di chuyển với tốc độ chậm để kịp thời xử lý các tình huống. Người dân tập thể dục trong tình trạng sương mù sáng sớm. Khu vực Hồ Tây cũng mù mịt, ẩm ướt. Ngoài ra, chỉ số chất lượng không khí AQI trung bình khoảng 194 lúc 7h30 sáng nay 2.2, thủ đô Hà Nội là địa điểm đứng đầu thế giới về ô nhiễm không khí. Chỉ số AQI ở nhiều điểm trên địa bàn Hà Nội ở mức có hại cho sức khỏe. Các phương tiện gặp nhiều khó trong việc di chuyển do tầm nhìn bị hạn chế. Ảnh: Kinh tế đô thị, Tiền phong, Lao động.
Bảo An (T/h)
Link bài gốc Lấy link
https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/sang-som-ha-noi-chim-trong-suong-mu-phuong-tien-di-chuyen-kho-khan-a609499.html