+Aa-
    Zalo

    Sẵn sàng phương án điều trị trong tình huống học sinh mắc COVID-19 khi trở lại trường

    (ĐS&PL) - Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã họp với Bộ Y tế, UBND TP.Hà Nội về công tác chuẩn bị điều trị trong tình huống học sinh mắc COVID-19 khi trở lại trường vào chiều ngày 8/2.

    Các ý kiến tại cuộc họp thống nhất đánh giá, các địa phương đã thực hiện các yêu cầu chung để bảo đảm an toàn khi học sinh trở lại trường như tiêm vaccine; tập huấn các tình huống để xử trí khi xuất hiện ca nhiễm trong lớp học, trường học; có kinh nghiệm điều trị các ca mắc COVID-19 là trẻ em…

    Các chuyên gia, nhà khoa học cho rằng, các lực lượng phòng, chống dịch vẫn phải lường đến những tình huống xấu như có thể xuất hiện biến chủng mới lây nhanh hơn, độc lực không thấp hơn đáng kể so với các chủng virus hiện tại, thậm chí có những biến chủng có thể "lẩn tránh" vaccine, thuốc điều trị.

    Qua quá trình thực hiện nghiêm các quy định, kịch bản phòng, chống dịch đã được ban hành, tập huấn, lãnh đạo Bộ Y tế, Sở Y tế Hà Nội, Bệnh viện Nhi Trung ương, bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã chia sẻ một số kinh nghiệm trong điều trị trẻ em mắc COVID-19. Đến nay, tỷ lệ trẻ mắc COVID-19, số ca bệnh diễn biến nặng thấp, tuy nhiên vẫn có trường hợp tử vong khi số ca mắc quá nhiều.

    san sang phuong an dieu tri trong tinh huong hoc sinh mac covid 19 khi tro lai truong
    Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì cuộc họp về công tác chuẩn bị điều trị khi học sinh nhiễm COVID-19 ở trường (Ảnh: VGP)

    Do vậy, các chuyên gia đặc biệt nhấn mạnh yếu tố phòng dịch và không để có quá nhiều trẻ mắc bệnh cùng lúc. Đáng chú ý, hiện nay, các loại thuốc điều trị COVID-19 không khuyến nghị sử dụng cho trẻ em; do đó, khi 20 triệu học sinh đến trường, số trẻ mắc COVID-19 có thể tăng lên bởi thực tế trẻ em khó thực hiện và tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp 5K…

    Đồng thời, các ý kiến khuyến cáo về việc trẻ lây nhiễm từ trường học về gia đình, trong đó có thể lây cho nhóm đối tượng nguy cơ cao, có bệnh nền và chưa tiêm vaccine COVID-19 như người cao tuổi, trẻ nhỏ tuổi, phụ nữ mang thai... những đối tượng nguy cơ khác.

    Bộ Y tế đang nhanh chóng cập nhật phác đồ điều trị cho học sinh mắc COVID-19 cho cơ sở y tế các tuyến từ Trung ương đến địa phương, không để xảy ra tình huống số học sinh mắc COVID-19 tăng đột biến, gây quá tải.

    Từ thực tế điều trị các ca bệnh nhi nặng đang điều trị các bệnh khác ở bệnh viện Nhi Trung ương, ý kiến của lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội, lãnh đạo Bộ Y tế cho biết sẽ yêu cầu tăng cường bảo vệ các khoa nhi, bệnh viện nhi trên toàn quốc, bảo đảm an toàn COVID-19.

    Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, cuộc chiến chống dịch COVID-19 đặt mục tiêu bảo vệ sức khỏe của nhân dân lên hàng đầu, đặc biệt trong đó là bảo vệ sức khỏe của trẻ em. Nhất là khi trẻ em thuộc nhóm thể chất chưa phát triển toàn diện, trẻ em dưới 5 tuổi, trẻ sơ sinh đều chưa được tiêm vaccine và nhóm đối tượng này chưa biết diễn đạt về triệu chứng bệnh, đòi hỏi kỹ năng chăm sóc khó hơn, cũng như cần đặc biệt chú ý.

    Việt Nam đã triển khai chiến dịch tiêm phủ vaccine, trong đó tiêm vaccine cho nhóm đối tượng học sinh để đưa các em trở lại trường. Các địa phương cần tiếp tục thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Y tế và Bộ GD&ĐT để đảm bảo an toàn trường học, nhất là tập huấn kịch bản ứng phó khi phát hiện ca mắc COVID-19 trong trường học, nhằm vừa phòng, chống dịch hiệu quả vừa không làm ảnh hưởng hoạt động sinh hoạt trong cộng đồng và hoạt động học tập trong nhà trường.

    Việt Hương(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/san-sang-phuong-an-dieu-tri-trong-tinh-huong-hoc-sinh-mac-covid-19-khi-tro-lai-truong-a527836.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan