Vừa có thêm 2 người chết do rượu pha cồn công nghiệp. Tôi cùng đồng nghiệp đã tận mắt thấy người bán rượu hòa cồn công nghiệp với nước lã thành 'rượu' để bán. Phải chăng, đây là sự ấu trĩ hay tang tận lương tâm?
Thông tin từ Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, vừa có thêm 2 bệnh nhân bị ngộ độc rượu chứa Methanol nhập viện trong tình trạng nguy kịch. Cụ thể là bệnh nhân B.H.P. (52 tuổi) ở Ngọc Khánh, Ba Đình đang điều trị tại phòng Hồi sức tích cực của Trung tâm. Bệnh nhân đã uống rượu ở khu vực Kim Mã. Một ngày sau khi uống rượu thì bệnh nhân nhập viện. Bệnh nhân P. nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu, tổn thương cả 2 bên bán cầu não, toan chuyển hóa nặng, nồng độ methanol trong máu là 45mg/dl.
|
Bệnh nhân bị ngộ độc do rượu cồn công nghiệp đang được cấp cứu.
|
Trường hợp thứ hai là nam bệnh nhân 41 tuổi, ở Hà Nội. Khi vào viện, bệnh nhân có các biểu hiện tương tự sốc nhiễm trùng, men gan tăng cao.
Hiện cả hai bệnh nhân đều đã được cấp cứu tích cực, lọc máu, điều trị giải độc, nhưng tình trạng cả hai đều vẫn rất nguy kịch.
Khai thác từ người nhà, các bác sỹ được biết, hầu hết các trường hợp này đều mua rượu thủ công bán tại các cửa hàng tạp hóa nhỏ lẻ, sử dụng rượu tại quán nhậụ.
Trước đó, trả lời phóng viên, TS Phạm Duệ, nguyên giám đốc TT chống độc, BV Bạch Mai nói: Methanol trong rượu gây ngộ độc theo hai phương thức là ngấm vào não bộ và gây ức chế bộ phận này.
Cách thứ hai và cũng là cách thức nguy hại nhất là Methanol chuyển thành aldehyd tạo ra formaldehyd (còn gọi formon).
Chất này là một chất siêu độc và siêu mạnh với cơ thể. Nó là nguyên nhân gây đau đầu và mệt mỏi sau khi uống rượu, gây bại não. Nó cũng chính là chất hủy hoại gan siêu cường. Đáng sợ nhất là nó làm tế bào bị chết. Cơ thể vì thế mà tử vong.
Lý giải về độ độc của Methanol, TS Duệ nói: Methanol là một chất độc, thường gặp trong dung môi để lau kính xe, làm dung dịch mực in cho máy photocopy, nhiên liệu cho các bếp lò nhỏ, được coi như là một chất dung môi công nghiệp.
Methanol có thể xuất hiện trong nhiều chế phẩm như sử dụng làm dung dịch tẩy rửa, làm lạnh hay sản xuất sơn…
Methanol được điều chế bằng nhiều cách như chưng cất khí đốt từ cây gỗ hoặc than, các nguồn khí đốt khác, nguồn sinh khối (biogas), từ khí CO2 trong không khí hay khí đốt hóa thạch… nó có đặc điểm không màu, không mùi và là loại hóa chất độc hại có thể gây tử vong.
Tính từ đầu năm đến nay, Trung tâm Chống độc đã tiếp nhận 34 trường hợp bị ngộ độc rượu có pha cồn công nghiệp (methanol), trong đó có 9 trường hợp đã tử vong, nhiều trường hợp đã bị ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng do ảnh hưởng của chất độc có trong rượu. Mới đây thôi là 3 người chết, rồi thầy giáo người Bỉ bị mù được cho là do rượu 'độc'.
Lại nhớ, cuối năm 2013, 6 người chết và nhiều người bị ngộ độc nặng sau khi uống rượu Nếp 29Hà nội. Giám đốc Công ty rượu 29 bị truy tố về tội: “Vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm” và theo Điều 244 Bộ Luật Hình sự, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 1 năm đến 15 năm.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể phạt tiền đến 50 triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề ở lĩnh vực liên quan trong vòng 5 năm.
Ở vụ việc trên là một công ty đăng ký với Sở công thương Hà Nội, trên bao bì còn ghi rõ đơn vị sản xuất còn có thể gây chết người.
Vậy với những hộ dân sản xuất rượu giả ở một số làng quê, sẽ được kiểm soát quy trình, chất lượng nhãn mác ra sao? Nếu nhỡ chết rồi thì người nhà biết 'hỏi tội' ai? nên bằng hòa.
Lại có người chết, lại có người nhởn nhơ sống để tiếp tục táng tận lương tâm.
|
Một người dân làng Đại Lâm sau khi múc 1 âu nước lã, lấy cồn công nghiệp rồi khoắng lên, rót 'rượu' độc vào ống tre, sau đó dùng 'thiết bị' đo độ cồn. Xong. Có rượu độc với nồng độ cồn 25 bán chỉ 8,5 ngàn đồng/lít. |
Tôi đã có lần cùng đồng nghiệp đóng giả con buôn, vào tận "hang ổ" nơi sản xuất "rượu" giết người: làng Đại Lâm, Tam Đa, Yên Phong, Bắc Ninh. Quay được cả clip cảnh người phụ nữ đó múc nước lã hòa với cồn công nghiệp để bán cho chúng tôi.
Cứ bảo tại sao có nhiều người chết vì cái gọi là 'rượu'. Thật ra, những người không may tử vong, ngộ độc nặng đa số là do uống phải rượu có 'thuốc độc' này.
Đã vài năm trôi qua sau loạt bài cảnh báo về rượu độc pha cồn nhưng Vậy mấu chốt là đâu?
Là người tiêu dùng cần cảnh giác, mua rượu có nguồn gốc xuất xứ, mua của đơn vị có uy tín, mua của người đáng tin cậy. Là người làm rượu có lương tâm: Không giết người bằng rượu cồn công nghiệp 8,5 ngàn đồng/lít mà tôi được chứng kiến trên. Dù là rượu sản xuất bằng gạo hay bằng sắn... thì cũng cần tuân thủ quy trình loại bỏ andehit...
Nhưng hơn cả, là cơ quan quản lý cần xây dựng một hệ thống kiểm soát nguồn gốc và quy trình chất lượng thực phẩm và đồ uống; là đưa ra văn bản luật có áp dụng chế tài nghiêm khắc.
Xin đừng ai chết vì rượu ‘độc’.
Link bài gốcLấy link
https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ruou-thuoc-doc-su-au-tri-hay-tang-tan-luong-tam-a186707.html