+Aa-
    Zalo

    Rối loạn bàng quang, chàng trai 18 tuổi vẫn phải đóng bỉm

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Seb Cheer, 18 tuổi, đến từ ĐH Leeds, Cardiff luôn phải sử dụng thuốc liên tục để kiểm soát chứng bàng quang tăng hoạt của mình.

    Seb Cheer, 18 tuổi đến từ ĐH Leeds, Cardiff luôn phải sử dụng thuốc liên tục để kiểm soát chứng bàng quang tăng hoạt của mình nếu không có thuốc anh có thể “tè dầm” bất cứ lúc nào.

    Seb Cheer đã phải đóng bỉm suốt 18 năm nay. Ảnh: Daily Mail

    Seb đã phải chịu đựng chứng bàng quang tăng hoạt từ khi còn là một đứa trẻ, tình trạng này khiến cho cơ bàng quang của Seb hoạt động tự phát, mất kiểm soát dẫn đến sự thôi thúc đi tiểu. Anh đeo bỉm cho tới khi lên 7 và phải thay quần áo thường xuyên khi học tiểu học do tiểu dầm.

    Để tránh bị trêu trọc, mẹ của anh bà Brenda, một điều dưỡng nhi khoa chuyên chăm sóc cho những người trẻ bị các rối loạn về bàng quang và ruột đã thông báo cho nhà trường về tình trạng của con trai và đề nghị họ cho phép anh ra khỏi lớp đi vệ sinh bất cứ khi nào anh cần.

    Mẹ anh cũng làm việc tương tự khi anh lên trung học, tất cả các giáo viên đều được biết về tình trạng của anh do đó chưa bao giờ Seb bị trêu trọc. Bên cạnh đó thời điểm này anh bắt đầu được sử dụng thuốc.

    Tuy nhiên ngay cả khi dùng thuốc, Seb cũng phải điều chỉnh lối sống để không ảnh hưởng tới liều lượng, nghĩa là anh không thể uống rượu bia 1 tiếng trước hoặc 8 tiếng sau khi uống thuốc, điều này không phải lúc nào cũng được tuân thủ tốt với đời sống của sinh viên.

    Chứng bàng quang tăng hoạt của Seb không chỉ ảnh hưởng tới anh vào ban đêm. Chàng sinh viên báo chí cũng phải tránh tiểu dầm vào ban ngày.

    “Nếu không có thuốc, tôi có nguy cơ tiểu dầm ra giường. Tình trạng này dễ đối phó khi ở nhà vì giường của tôi được trang bị thấm hút đặc biệt. Nhưng khi tôi ở cùng bạn bè hoặc khi đi cắm trại, đó có thể là vấn đề lớn”, Seb tâm sự.

    Hiện tại, Seb đang cố gắng giảm sự phụ thuộc của mình vào thuốc.

    Được biết, Seb không phải là trường hợp duy nhất, theo Hội Sức khỏe bàng quang Anh, ước tính trong 10 trẻ ở độ tuổi đến trường có 1 trẻ vẫn tiểu dầm, 6 người lớn thì có 1 người có triệu chứng này. 

    Chứng bàng quang tăng hoạt là gì?

    Bàng quang tăng hoạt là tình trạng bệnh lý phổ biến trong đó cơ bàng quang co lại quá thường xuyên một cách tự phát và không tự chủ.

    Những người mắc bệnh có thể chỉ cần đi tiểu thường xuyên và không có dấu hiệu cảnh báo, một số người sẽ tiểu tiện không kiểm soát.

    Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, có thể bao gồm nhiễm trùng đường niệu, tắc nghẽn đường niệu, bệnh não như Parkinson hoặc tổn thương do đột quỵ. Caffein hoặc rượu có thể khiến cho tình trạng trở nên tồi tệ hơn.

    Các triệu chứng chính là tiểu tiện thường xuyên, không có dấu hiệu báo trước, tiểu dầm trong khi ngủ hoặc khi quan hệ tình dục hoặc phải thức dậy trong đêm để đi tiểu.

    Bàng quang tăng hoạt có thể mắc ở mọi độ tuổi. Bệnh trở nên phổ biến hơn ở người già hoặc phụ nữ sau khi sinh con.

    Thảo Minh (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/roi-loan-bang-quang-chang-trai-18-tuoi-van-phai-dong-bim-a236056.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan