+Aa-
    Zalo

    Rét đậm, rét hại: Những điều đặc biệt lưu ý để bảo vệ sức khỏe

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) – Thời tiết mưa phùn, rét đậm rét hại với nền nhiệt độ miền Bắc hạ thấp 11-13 độ C thậm chí có nơi xuống dưới 8 độ C gây đe dọa đến sức khỏe của người dân, đặc biệ

    (ĐSPL) – Thời tiết mưa phùn, rét đậm rét hại với nền nhiệt độ miền Bắc hạ thấp 11-13 độ C thậm chí có nơi xuống dưới 8 độ C gây đe dọa đến sức khỏe của người dân, đặc biệt là trẻ nhỏ và người già.

    Không khí lạnh kèm mưa tràn về các tỉnh Bắc Bộ những ngày qua khiến cho nhiệt độ toàn vùng giảm sâu, ở Hà Nội nền nhiệt độ dự báo hôm nay xuống thấp nhất từ 11-13 độ C, ban đêm xuống dưới 10 độ C, gây đe dọa sức khỏe cho người dân, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ. Sau đây là một số điều mọi người cần hết sức lưu ý để bảo vệ sức khỏe khi thời tiết hạ thấp.

    Các bệnh dễ mắc khi trời rét đậm, rét hại

    Nhiệt độ xuống quá thấp, trời mưa ẩm thấp, kết hợp với luồng không khí lạnh tăng cường là một trong những nguyên nhân khiến nhiều người mắc bệnh, chủ yếu là các bệnh về đường hô hấp.

    Nguyên nhân là vì khi hít thở, không khí được niêm mạc mũi-họng sưởi ấm, làm ẩm và lọc sạch một phần trước khi đi vào khí quản. Khi thời tiết quá lạnh, niêm mạc mũi - họng không thể sưởi ấm đủ cho luồng không khí như lúc bình thường, không khí hít vào có nhiệt độ thấp làm hệ thống hô hấp hoạt động kém và dễ gây các bệnh mũi - họng, nặng hơn là viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm phổi.

    Ở trẻ nhỏ, do trọng lượng cơ thể thấp, khả năng sinh nhiệt để duy trì nhiệt độ cơ thể cũng hạn chế nên càng dễ bị các biến chứng do nhiễm lạnh.

    Khi trời lạnh, cần hạn chế tối đa việc cho trẻ ra ngoài trời. Nếu bắt buộc phải ra ngời, cần hết sức chú ý cho mặc ấm, tránh gió thổi trực tiếp vào người. Ảnh minh họa.

    Với người già: tình trạng cơ thể yếu, cơ thể khó chống chọi với nền nhiệt độ lạnh nên thường mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp, xương khớp…

    Cơ thể người khi tiếp xúc với môi trường lạnh sẽ tăng chuyển hóa sản sinh nhiệt để duy trì thân nhiệt. Ở người bình thường thì gặp trời lạnh, mạch máu dưới da co lại còn mạch máu nuôi các cơ quan nội tạng sẽ giãn thêm để điều tiết lượng máu dư ra do co mạch dưới da. Nhưng những người già yếu, người bị tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, khả năng này bị rối loạn, dễ dẫn tới các bệnh lý tim mạch như rối loạn nhịp tim, cơn tăng huyết áp gây tai biến mạch máu não, đột quỵ, liệt dây thần kinh số 7 gây méo miệng, liệt mặt, tê cóng…

    Ngoài ra, trong khi cơ thể phải tăng cường cao độ để chống chọi với cái lạnh mà lại sử dụng chất kích thích, thuốc lá, rượu bia quá độ, thì cơ thể sẽ quá tải và đổ bệnh. Vì vậy, không chỉ người già yếu mà cả người khỏe mạnh nếu chủ quan cũng dễ mắc bệnh trong thời tiết lạnh giá này.

    Biện pháp phòng bệnh khi nhiệt độ xuống thấp, trời rét đậm

    Trong thời tiết rét đậm, rét hại như thế này, người dân cần đặc biệt lưu ý những điều sau để đảm bảo sức khỏe:

    Với trẻ nhỏ: Khi trời lạnh, cần hạn chế tối đa việc cho trẻ ra ngoài trời. Nếu bắt buộc phải ra ngời, cần hết sức chú ý cho mặc ấm, tránh gió thổi trực tiếp vào người. Ở trong nhà, cũng cần đóng kín các cửa, khe hở, tránh gió lùa.

    -Tuy nhiên, cần lưu ý không nên giữ ấm quá mức. Nhiều bố mẹ mặc quá ấm cho trẻ, khi trẻ chạy nhảy nóng bức, chảy mồ hôi phía lưng, ngực dễ thấm ngược vào cơ thể gây viêm đường hô hấp.

    -Có gia đình dùng điều hòa nhiệt độ nhưng để nhiệt độ cao nên khi trẻ ra khỏi phòng, sự chênh lệch nhiệt độ trong và ngoài nhà quá cao sẽ dễ bị bệnh, nên nếu dùng điều hòa chiều nóng chỉ nên để nhiệt độ ở khoảng từ 20 - 250C.

    -Ngoài ra, cha mẹ cần cho trẻ ăn uống đảm bảo dinh dưỡng, ăn nhiều hoa quả để giúp cơ thể tăng cường vitamin, nâng cao sức đề kháng. Ăn cân đối các nhóm dưỡng chất: Tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Uống nước ấm, tránh ăn, uống những thức ăn, nước uống lấy trực tiếp từ tủ lạnh.

    -Bố mẹ cũng nên mát xa nhẹ nhàng để giữ ấm cơ thể cho trẻ.

    -Ban đêm cần thường xuyên kiểm tra cơ thể của trẻ. Trẻ nhỏ thường tốc chăn khi ngủ mà không biết đắp lại nên dễ khiến cơ thể bị cảm lạnh, vì vậy, bố mẹ cần lưu ý đắp lại chăn cho con. Tuy nhiên, không nên quấn chăn quá chặt khiến trẻ khó thở.

    Với người già: kể cả những người có nguy cơ cao (tăng huyết áp, bệnh tim mạch) cần chú ý kiểm soát huyết áp của mình, ngưng hút thuốc lá, tránh uống rượu bia, ăn thức ăn ít mỡ và kiểm tra mỡ trong máu định kỳ.

    Với người già, cần lưu ý, trời lạnh khi ra ngoài phải mặc ấm, đủ khẩu trang, mũ, tất chân tất tay, không nên ra khỏi nhà vào ban đêm và tập thể dục vào sáng sớm. Ảnh minh họa.

    - Cần lưu ý, trời lạnh khi ra ngoài phải mặc ấm, đủ khẩu trang, mũ, tất chân tất tay, không nên ra khỏi nhà vào ban đêm và tập thể dục vào sáng sớm.

    -Nếu luôn giữ cơ thể đủ ấm, ăn uống đủ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý sẽ giữ được sự khỏe mạnh chống chọi với thời tiết lạnh khắc nghiệt này.

    -Ngoài ra, để phòng bệnh tăng huyết áp, người già nên ăn nhiều bữa trong ngày để cung cấp đủ năng lượng; ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như cháo, súp, sữa, bột dinh dưỡng; ăn nhiều rau quả tươi; uống các vitamin tổng hợp, đặc biệt là vitamin C và uống đủ nước.

    -Tắm ở nơi kín gió và tránh tắm quá lâu. Đặc biệt, người có tuổi nên hạn chế tắm và gội cùng lúc tránh biến chứng nghiêm trọng về sức khỏe.

    -Lưu ý: Tuyệt đối không đốt than củi, than tổ ong, lá cây trong phòng kín để sưởi, vì đã có nhiều trường hợp bị hôn mê, tổn thương não.

    Đặc biệt, khi có các dấu hiệu nghi bị bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ret-dam-ret-hai-nhung-dieu-dac-biet-luu-y-de-bao-ve-suc-khoe-a78730.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan