Người bị suy giáp
Nhóm người này không nên ăn rau cải dưới mọi hình thức. Lý do là vì loại rau này chứa nhiều vitamin A và vitamin K có vai trò quan trọng đối với chức năng hoạt động của tuyến giáp.
Người bị viêm đường tiêu hóa, táo bón
Người có bệnh viêm đường tiêu hóa không nên ăn cải sống, kể cả khi đã muối như như kim chi, dưa muối, salad…, nếu không có thể gây kích thích vùng viêm loét.
Trong khi đó, người bị táo bón, tiểu ít cần nấu chín rau cải khi ăn, không nên ăn bắp cải sống hoặc dưa bắp cải muối.
Người mắc bệnh gout
Hàm lượng purin rong các loại rau cải ở nhóm B, từ 50-150 mg/ 100g. Các thực phẩm có hàm lượng purin cao có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh gout. Nếu thuộc nhóm người có nguy cơ mắc bệnh gout cao, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về liều lượng sử dụng rau cải.
Người bị đau dạ dày
Những người bị đau dạ dày, hay bị chướng hơi đầy bụng không nên ăn nhiều rau cải. Lý do là vì ăn loại rau này dễ sinh ra nhiều khí, gây đầy bụng, nhất là khi ăn sống. Tốt nhất bạn nên nấu chín trước khi ăn.
Bà bầu có hội chứng trào ngược
Bà bầu có hội chứng trào ngược hoặc dị ứng, khó tiêu với các loại rau cải họ cải nên thận trọng với cải thảo. Loại cải này chứa indol có thể làm giảm tác dụng của một số loại thuốc giảm đau chứa acetaminophen.
Người bị sỏi thận
Bác sĩ khuyến những người bị sỏi thận không nên ăn các loại thực phẩm chứa axit oxalic do chất này ảnh hưởng nhiều tới sự ức chế hấp thu canxi và kẽm. Rau cải là một trong số các thực phẩm có hàm lượng oxalate cao, vì vậy người mắc bệnh sỏi thận nên tránh xa.
Bạn có thể chế biến rau cải theo nhiều cách khác nhau như luộc, nấu, xào hay muối chua. Khi nấu hoặc luộc, bạn không nên đun quá lâu hoặc mở vung trong khi nấu, nếu không lượng vitamin C trong rau sẽ bị tiêu hủy hết.
Nếu muối rau cải thì cần đợi dưa chín hẳn, chuyển sang màu vàng mới được ăn. Bên cạnh đó, không nên ăn khi đói bụng, ăn quá nhiều hoặc quá thường xuyên để tránh tích lũy nhiều natri trong cơ thể, dẫn đến nguy cơ bị cao huyết áp, sỏi thận.
Đinh Kim(T/h)