+Aa-
    Zalo

    Rắn lục đuôi đỏ ở đâu ra mà nhiều thế?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Rắn lục đuôi đỏ đang trở thành nỗi ám ảnh của người dân khi thời gian gần đây, nhiều người dân miền Trung liên tục bị loài vật này tấn công.

    (ĐSPL) - Rắn lục đuôi đỏ đang trở thành nỗi ám ảnh của người dân khi thời gian gần đây, nhiều người dân miền Trung liên tục bị loài vật này tấn công.

    Vì sao rắn lục đuôi đỏ liên tục xuất hiện?

    Theo tin tức trên báo Người Lao Động, không chỉ Quảng Ngãi, người dân ở các huyện của tỉnh Quảng Nam như Thăng Bình, Điện Bàn, Tiên Phước… cũng ăn ngủ không yên vì rắn lục đuôi đỏ xuất hiện dày đặc. Nhiều người đã bị rắn lục đuôi đỏ cắn phải nhập viện. Tình hình cũng diễn ra tương tự ở Thanh Hóa, Nghệ An,…

    Lý giải về hiện tượng này, ông Đặng Huy Huỳnh cho biết trên VnExpress: “Tình trạng phá rừng khiến rắn không còn nơi trú ẩn và thức ăn, chúng có thể vào nhà dân, nơi có chuột, ếch, côn trùng để tìm kiếm thức ăn và để ẩn nấp”.

    5 điều cần biết về rắn lục đuôi đỏ

    Người dân Quảng Ngãi tìm diệt rắn lục đuôi đỏ. Ảnh: Người Lao Động

    Ông Nguyễn Văn Hân, Chi cục trưởng Kiểm lâm Quảng Ngãi phân tích, có thể do lượng mưa năm nay thấp hơn trung bình các năm trước, lại chưa có lũ về đã tạo điều kiện cho loài rắn lục đuôi đỏ sinh sôi nhiều ở vùng đồng bằng.

    Báo Kiến Thức dẫn lời PGS.TS Phạm Đình Hòe, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cho biết, ngoài biến đổi môi trường thì sự gia tăng cắn người của rắn lục đuôi đỏ ở các địa phương trên còn do trước đây rộ tin đồn rắn này chữa được ung thư nên họ bắt, nuôi để bán, sau đó, không có tác dụng nên đã thả ra, từ đó, khiến chúng sinh sôi nảy nở nhiều.

    Một số chuyên gia khác thì cho rằng, chính môi trường sống xung quanh của khu dân cư, nhà dân với bụi cây rậm rạp, ẩm ướt cũng có thể là môi trường thuận lợi để cho rắn lục đuôi đỏ trú ngụ, sinh sôi. 

    Không có chuyện người thả rắn cắn người

    Trao đổi với phóng viên báo Người Lao Động, ông Nguyễn Đình Vinh - Phó Chủ tịch UBND xã Nghĩa Trung, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi cho biết: “Nghe thông tin người dân phản ánh có nhóm người mang bao tải đi dọc bờ sông, khu dân cư thả rắn, chúng tôi đã xác minh. Họ chỉ là người đi tìm cây cà dưa leo chữa bệnh. Họ có mặt trùng với thời điểm có nhiều rắn lục đuôi đỏ xuất hiện nên gây hiểu nhầm”.

    Xem video:

    Kẻ lạ mặt đến Quảng Ngãi thả rắn lục cắn người?

    Ngoài ra, ông Trần Châu Vinh - Phó Chủ tịch UBND thị trấn La Hà, huyện Tư Nghĩa - khẳng định thông tin địa phương đã bắt được một số đối tượng thả rắn lục đuôi đỏ cắn người là không có thật: “Thực tế, địa phương không phát hiện hay bắt giữ đối tượng nào liên quan đến việc này”.

    Rắn lục đuôi đỏ là rắn gì?

    Rắn lục đuôi đỏ thuộc họ Rắn lục (Viperidae), bộ Có vảy, có ba phân loài được công nhận, kể cả loài được chỉ định ở đây.

    Rắn lục đuôi đỏ là loài cực độc trong số các loại rắn lục, mình xanh và đuôi có màu nâu đỏ. Chúng có chiều dài tối đa khoảng 60 cm và trọng lượng khoảng 300 gram. Tổng chiều dài con đực 600 mm, con cái dài 810 mm; chiều dài đuôi con đực 120 mm, con cái 130 mm.

    Trong họ hàng nhà rắn lục thì chỉ có rắn lục đuôi đỏ là loài đẻ con. Chúng không giống một số loài rắn khác ấp trứng mà sau khi trứng được thụ tinh thì ở lại ngay trong bụng rắn mẹ và quây thành bào thai riêng biệt như của loài thú. Trong thời gian ấp trứng, rắn mẹ vẫn sinh hoạt bình thường, nhưng lúc sinh con ra là lúc phần bụng chỗ hậu môn sẽ rách ra và toàn bộ số rắn con sẽ chui ra. Lúc đó cũng là lúc kết thúc cuộc đời rắn mẹ.

    (Nguồn: Wikipedia)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ran-luc-duoi-do-o-dau-ra-ma-nhieu-the-a70291.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan