Quy hoạch vùng toàn diện từ hệ thống hạ tầng giao thông đến không gian đô thị gắn kết công nghiệp và du lịch, Đồng Nai hiện đang là tâm điểm của các dự án bất động sản quy mô lớn, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư trên thị trường.
Phát triển thành phố sân bay - “trạm trung chuyển” giao thông vùng kinh tế phía Nam
Định hướng phát triển Long Thành trở thành “Thành phố sân bay”, Cảng hàng không quốc tế Long Thành (sân bay Long Thành) được Chính phủ chú trọng đầu tư với tổng vốn 336.630 tỷ đồng (tương đương hơn 16 tỷ USD) trên diện tích đất 5.000 ha.
Hiện tại tỉnh Đồng Nai đang đẩy nhanh tiến độ các khâu chuẩn bị quan trọng như giải phóng mặt bằng, kiểm đếm đất đai, đền bù, hỗ trợ người dân tái định cư hay rà soát bom mìn trong khu vực dự án…để đầu năm 2021 có thể khởi công sân bay Long Thành, dự kiến công trình sẽ hoàn thành vào năm 2025.
Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án sân bay Long Thành giai đoạn 1 cho thấy, dự kiến có ba tuyến đường bộ và hai tuyến đường sắt kết nối vào sân bay trong tương lai. Tuyến số 1 kết nối đầu phía Tây sân bay Long Thành với Quốc lộ 51. Tuyến số 2 nối tuyến số 1 và đường cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây. Còn tuyến số 3 đi từ phía Đông sân bay Long Thành đến cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết.
Phối cảnh sân bay Long Thành |
Về đường sắt, dự kiến xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và tuyến đường sắt nhẹ Thủ Thiêm - sân bay Long Thành thiết kế chạy vào đường trục trung tâm của sân bay. Ngoài ra, để đảm bảo tính kết nối, đồng bộ lâu dài, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu các đơn vị tư vấn dự báo nhu cầu giao thông vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và sân bay Tân Sơn Nhất tới sân bay Long Thành.
Theo tư vấn, khu vực TP HCM là hướng kết nối quan trọng nhất, chiếm khoảng 68-73% nhu cầu giao thông kết nối của sân bay Long Thành. Do đó cần điều chỉnh quy hoạch đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu từ 8 làn lên 10-12 làn xe. Cùng với đó là tuyến đường trên cao đi dọc theo đường tỉnh 25C, vượt qua sông Đồng Nai, đi theo đường trục Bắc Nam, kết nối vào tuyến đường trên cao số 3 để liên thông với toàn bộ hệ thống đường trên cao của TP HCM.
Các chuyên gia nhận định, khi sân bay Long Thành và các công trình giao thông trọng điểm tại các đô thị vệ tinh hình thành, toàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ hưởng lợi lớn. Kết nối giao thông thuận lợi giúp thúc đẩy hoạt động giao thương, đồng thời kích thích thị trường bất động sản khu vực này bứt phá trong tương lai. Trong đó, Đồng Nai là một trong những địa phương đón nhận những tín hiệu tích cực nhất từ quy hoạch giao thông.
Đồng Nai – Đô thị vệ tinh của toàn vùng
Là đô thị vệ tinh trong tứ giác phát triển trọng điểm vùng Đông Nam Bộ, Đồng Nai hiện thuộc top 3 địa phương hút vốn FDI mạnh nhất cả nước. Đây cũng là một trong những mũi nhọn phát triển của Đồng Nai trong quy hoạch xây dựng toàn tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn 2050, mục tiêu phát triển thành đô thị vệ tinh thuộc vùng đô thị TP HCM trong tương lai.
Theo bản quy hoạch, trong những năm tới địa phương sẽ phát triển theo hướng gắn kết hài hòa giữa không gian đô thị với công nghiệp, du lịch, sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản. Từ đó tạo cơ hội đầu tư ổn định và bền vững, hướng tới đưa Đồng Nai trở thành vùng phát triển đô thị, trung tâm dịch vụ đa ngành, đồng thời bảo tồn rừng cảnh quan, đa dạng sinh học cũng như nguồn nước của vùng TP HCM. Ngoài ra trong những năm tới, địa phương cũng kỳ vọng trở thành trung tâm du lịch sinh thái đặc trưng, có chất lượng sống tốt, hài hòa, thân thiện với môi trường.
Thành phố còn là nơi đặt các khu công nghiệp trọng điểm, đón lượng lớn chuyên gia trong và ngoài nước, thu hút nguồn lao động chất lượng cao. Hiện Biên Hòa có dân số khoảng 1,2 triệu người, tương đương những thành phố trực thuộc trung ương như Cần Thơ, Đà Nẵng.
Bên cạnh nhu cầu nhà ở cho người dân địa phương, nguồn cầu còn đến từ gần 20 khu công nghiệp lớn xung quanh với hơn 15.000 chuyên gia nước ngoài, 500.000 công nhân và cả lượng dân nhập cư. Hiện lượng căn hộ ở Biên Hòa mới chỉ đáp ứng khoảng 3% nhu cầu nhà ở cho giới chuyên gia và dân văn phòng làm việc tại các khu công nghiệp, mở ra thị trường tiềm năng cho các doanh nghiệp địa ốc đầu tư trong thời gian tới.
Sức hút với nhà đầu tư bất động sản
Giới kinh doanh bất động sản nhận định, Đồng Nai sở hữu tiềm năng phát triển bất động sản mạnh nhờ nằm trong quy hoạch vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, kết nối tốt với TP HCM cùng hạ tầng hoàn thiện. Động lực khuyến khích đầu tư phát triển dự án chất lượng cao của tỉnh cũng góp phần thu hút ông lớn bất động sản trong và ngoài nước.
Mới ra mắt thị trường nhưng Aqua City thu hút nhà đầu tư vì được phát triển theo mô hình đô thị sinh thái thông minh, đáp ưng nhu cầu sống xanh hiện đại |
Thông tin quy hoạch của tỉnh góp phần giúp thị trường bất động sản địa phương thêm sôi động, tạo nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư tham gia khai thác đa dạng loại hình sản phẩm. Toàn tỉnh hiện có hàng chục dự án khu đô thị quy mô từ 300-1.000ha, tập trung tại Nhơn Trạch, Long Thành và phía Nam Biên Hòa nhằm đón đầu sự phát triển về hạ tầng giao thông và đô thị hóa.
Những khu đô thị có diện tích đất lớn là khu đô thị Long Hưng, Biên Hòa, khu đô thị cù lao Phước Hưng ở xã Tam Phước và khu trung tâm thành phố mới Nhơn Trạch. Nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia vào thị trường còn nhiều tiềm năng này. Trong đó, tập đoàn bất động sản Novaland cũng giới thiệu ra thị trường khu đô thị sinh thái thông minh Aqua City, phía Nam Biên Hòa, nằm ngay trên trục đường lớn Hương lộ 2 và liền kề Quốc lộ 51.
Đại diện tập đoàn chia sẻ việc lựa chọn tham gia thị trường BĐS Đồng Nai nhằm tận dụng những lợi thế của một đô thị cửa ngõ phía Đông TP.HCM với nền tảng hạ tầng hoàn thiện và đống bộ. Ngoài ra, nơi đây có lợi thế về cảnh quan thiên nhiên, sông nước hiện hữu, phù hợp với định hướng phát triển dự án đô thị sinh thái của tập đoàn.
Aqua City tận dụng quỹ đất rộng và điều kiện tự nhiên sẵn có, ứng dụng các giải pháp công nghệ xanh như hệ thống đèn đường cảm ứng, năng lượng mặt trời hay hệ thống thu gom rác thải thân thiện với môi trường, phân loại rác thải tại nguồn...
"Chúng tôi tin rằng, đây cũng là định hướng phù hợp với lối sống xanh hiện đại của nguồn lao động chất lượng cao tại đây và tầng lớp trung lưu từ TP HCM cũng như các vùng lân cận", đại diện Novaland khẳng định.
Dự án đô thị sinh thái của Novaland có quy mô hơn hàng trăm hec-ta (giai đoạn 1), được bao quanh bởi hệ thống sông Đồng Nai, sông Buông, sông Trong và các nhánh sông nhỏ len lỏi tạo nên không khí trong lành mát mẻ quanh năm.
Trong bán kính khoảng 5-7km từ Aqua City có thể tiếp cận bệnh viện quốc tế, sân golf Long Thành, khu du lịch quốc tế Sơn Tiên. Dự kiến sau khi Hương lộ 2 hoàn thành, kết nối vào cao tốc Long Thành - Dầu Giây thì từ dự án về trung tâm TP HCM hay sân bay Quốc tế Long Thành chỉ mất khoảng 20 phút lái xe.
Aqua City nằm ở tâm điểm kết nối liên vùng, dù về trung tâm TP.HCM hay sân bay Long Thành cũng đều rất thuận lợi |
Với sự phát triển về hạ tầng cùng dòng vốn đầu tư đổ về vùng vệ tinh TP HCM, trong đó có Biên Hòa (Đồng Nai), thành phố hứa hẹn đón nhiều dự án quy mô lớn trong thời gian tới, góp phần nâng chất lượng sống của cư dân và thúc đẩy tiến trình đô thị hóa gắn liền với tôn tạo môi trường sinh thái tại đây.
Khách hàng quan tâm đến không gian sống xanh hiện đại tại Aqua City có thể tìm hiểu và đăng ký để được tư vấn dự án ngay tại: http://bit.ly/AquaCity-P18 hoặc liên hệ hotline: 0943 79 79 79. |
Thu Hà