+Aa-
    Zalo

    Quy định về đèn xanh đèn đỏ mới nhất 2024

    (ĐS&PL) - Việc hiểu rõ và tuân thủ các quy định mới nhất về đèn xanh, đèn đỏ là một yếu tố quan trọng giúp đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.

    Trong hệ thống giao thông đường bộ, đèn tín hiệu giao thông đóng vai trò quan trọng trong việc điều khiển và duy trì trật tự lưu thông. Đèn xanh, đèn đỏ không chỉ hướng dẫn phương tiện giao thông di chuyển an toàn mà còn giúp giảm thiểu các tình huống nguy hiểm.

    Quy định về đèn xanh, đèn đỏ

    Đèn tín hiệu giao thông bao gồm ba màu chính:

    Đèn xanh: Cho phép phương tiện tiếp tục di chuyển. Nếu đèn xanh bật, người điều khiển phương tiện được phép chạy thẳng hoặc rẽ (tùy theo biển báo quy định ở ngã ba, ngã tư).

    Đèn vàng: Cảnh báo phương tiện chuẩn bị dừng lại. Khi đèn vàng bật, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và dừng trước vạch dừng, trừ trường hợp đã vượt qua vạch dừng thì có thể tiếp tục di chuyển.

    Đèn đỏ: Bắt buộc phương tiện dừng lại. Người điều khiển phương tiện phải dừng trước vạch dừng cho đến khi đèn xanh bật trở lại mới được phép di chuyển.

    Việc tuân thủ luật đèn xanh, đèn đỏ là trách nhiệm của mọi người khi tham gia giao thông.

    Việc tuân thủ luật đèn xanh, đèn đỏ là trách nhiệm của mọi người khi tham gia giao thông.

    Luật đèn xanh đèn đỏ mới nhất

    Mức phạt lỗi vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng là bao nhiêu tiền?

    Đối với mô tô, xe gắn máy: Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) có hành vi vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

    Đối với ô tô: Người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng có hành vi vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 01 tháng đến 03 tháng; từ 02 đến 4 tháng nếu gây tai nạn.

    Khi nào vượt đèn đỏ không bị phạt?

    Trong một số tình huống đặc biệt, việc vượt đèn đỏ hoặc đèn vàng có thể được chấp nhận mà không bị xử phạt, bao gồm:

    Xe ưu tiên (xe cứu thương, xe cứu hỏa, xe công an đang làm nhiệm vụ khẩn cấp) được phép vượt đèn đỏ, nhưng phải đảm bảo không gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông khác.Khi có hiệu lệnh của cảnh sát giao thông hoặc nhân viên điều tiết giao thông, phương tiện phải tuân theo hiệu lệnh này thay vì tuân theo tín hiệu đèn giao thông.

    Tại sao phải tuân thủ luật đèn xanh đèn đỏ?

    Đảm bảo an toàn giao thông: Việc không tuân thủ luật đèn xanh đèn đỏ là nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn giao thông.

    Tránh bị xử phạt: Vi phạm luật giao thông sẽ bị xử phạt hành chính và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng.

    Góp phần xây dựng văn hóa giao thông: Tuân thủ luật lệ là thể hiện ý thức trách nhiệm của mỗi người đối với cộng đồng.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/quy-inh-ve-en-xanh-en-o-moi-nhat-2024-a469814.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan