+Aa-
    Zalo

    Biển báo vòng xuyến và cách đi qua vòng xuyến đúng luật

    (ĐS&PL) - Khi tham gia giao thông, việc đi vòng xuyến là việc rất thường xuyên. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ quy tắc đi vòng xuyến như thế nào và đúng theo quy định.

    Biển báo vòng xuyến

    Để phân luồng giao thông, tại đoạn giao nhau của nhiều tuyến đường, người ta sẽ bố trí vòng xuyến hay còn gọi là bùng binh, vòng xoay là một vòng tròn nằm ở giữa các ngả đường giao nhau để làm mốc cho xe cộ lưu thông và lắp biển báo vòng xuyến để báo trước.

    Khi đi vào vòng xuyến, người lái xe phải cho xe chạy theo chiều ngược kim đồng hồ, theo chiều mũi tên chỉ dẫn, cho đến khi tách khỏi vòng tròn rẽ sang đường nhánh nào đó.

    Theo Quy chuẩn báo hiệu đường bộ QCVN 41:2019/BGTVT, để báo cho các loại xe (thô sơ và cơ giới) phải chạy vòng theo đảo an toàn ở nơi đường giao nhau phải đặt biển số R.303 “Nơi giao nhau chạy theo vòng xuyến” hoặc đặt biển số W.206 “Giao nhau chạy theo vòng xuyến” có ý nghĩa báo trước nơi giao nhau có bố trí đảo an toàn ở giữa nút giao.

    Các loại xe qua nút giao phải đi vòng xuyến quanh đảo an toàn theo chiều mũi tên (biển này chủ yếu thấy ở khu vực ngoại thành, còn trong nội thành, nội thị thường không đặt biển W.206).

    Biển báo R.303 và Biển báo W.206.

    Biển báo R.303 và Biển báo W.206.

    Cụ thể

    Biển báo R.303 “Nơi giao nhau chạy theo vòng xuyến”:

    Biển này có ý nghĩa báo hiệu cho các loại xe (bao gồm cả xe thô sơ và cơ giới) phải chạy vòng theo đảo an toàn ở nơi đường giao nhau.

    Biển này có hiệu lực bắt buộc các loại xe muốn chuyển hướng phải chạy vòng theo đảo an toàn theo hướng mũi tên.

    Biển báo W.206 “Giao nhau chạy theo vòng xuyến”

    Biển này có ý nghĩa báo trước nơi giao nhau có bố trí đảo an toàn ở giữa nút giao. Các loại xe qua nút giao phải đi vòng xuyến quanh đảo an toàn theo chiều mũi tên.

    Biển này chủ yếu thấy ở khu vực ngoại thành, còn trong nội thành, nội thị thường không đặt biển W.206.

    Quy tắc đi vòng xuyến an toàn, đúng luật

    Để có thể đi qua vòng xuyến an toàn và đúng luật, các phương tiện có thể tham khảo cách đi qua vòng xuyến sau đây:

    - Trường hợp hai điểm vào, ra gần nhau: Đi sát lề đường ngoài cùng của vòng xuyến để đi đến lối ra đầu tiên mà không phải đi vào khu vực đông đúc phía trong.

    - Trường hợp hai điểm vào, ra cách nhau một lối ra: Điều khiển xe đi vào làn đường sát làn ngoài cùng.

    - Trường hợp hai điểm vào, ra cách nhau hai lối ra: Đưa xe vào làn xe bên trong cùng và khi đến gần lối ra của mình thì bật đèn xi nhan để báo hiệu cho các phương tiện xung quanh.

    - Đối với vòng xuyến nhỏ: Có thể đi thẳng qua không cần đi theo hướng bùng binh. Trường hợp muốn ra trái, phải hoặc quay đầu thì phải bật xi nhan báo hiệu.

    - Đối với vòng xuyến lớn được đặt giữa đường: Nếu xe cần rẽ phải ngay khi đến vòng xuyến thì cần xi nhan phải trước khi rẽ. Nếu cần bám sát vòng xuyến đến lối rẽ thứ hai, thứ ba thì trước khi vào vòng xuyến cần bật đèn xi nhan trái và chuẩn bị ra khỏi vòng xuyến cần bật đèn xi nhan phải.

    - Đối với vòng xuyến lớn và được đặt lệch về một bên đường: Nên bật xi nhan chuyển theo hướng vòng xuyến, sau đó xi nhan vào vòng xuyến và cuối cùng là xi nhan báo ra khỏi vòng xuyến.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/bien-bao-vong-xuyen-va-cach-i-qua-vong-xuyen-ung-luat-a467883.html
    Xe tư nhân có phải đổi biển vàng không?

    Xe tư nhân có phải đổi biển vàng không?

    Những xe khi đổi qua hoạt động kinh doanh vận tải hoặc của các khu kinh tế - thương mại đặc biệt,... thuộc đối tượng sử dụng xe biển vàng sẽ phải đổi qua biển vàng.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Xe tư nhân có phải đổi biển vàng không?

    Xe tư nhân có phải đổi biển vàng không?

    Những xe khi đổi qua hoạt động kinh doanh vận tải hoặc của các khu kinh tế - thương mại đặc biệt,... thuộc đối tượng sử dụng xe biển vàng sẽ phải đổi qua biển vàng.

    Lái xe khách 45 chỗ cần bằng gì?

    Lái xe khách 45 chỗ cần bằng gì?

    Tài xế muốn điều khiển xe khách giường nằm 45 chỗ cần phải có giấy phép lái xe hạng E. Tuy nhiên, để có giấy phép lái xe hạng E thì người lái xe phải được đáp ứng.