+Aa-
    Zalo

    Quy định chốn phòng the với Hoàng đế khiến các phi tần nhà Thanh "khổ không nói nổi"

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Theo sử sách ghi lại, các nàng phi tần nhà Thanh có cuộc sống không hề dễ chịu, kể cả lúc được lên giường với vua.

    Theo sử sách ghi lại, các nàng phi tần nhà Thanh có cuộc sống không hề dễ chịu, kể cả lúc được Hoàng đế chọn thị tẩm. 

    Thực tế nghiệt ngã chốn hậu cung

    Trong ấn tượng của hậu thế ngày nay, do chịu ảnh hưởng của phim ảnh và những câu chuyện ngôn tình mùi mẫn, nhiều người vẫn cho rằng những người phụ nữ có cơ hội trở thành phi tần của Thiên tử ắt sẽ được hưởng cuộc sống ăn sung mặc sướng.

    Họ chỉ có việc chăm chút cho nhan sắc, ra sức dùng mọi thủ đoạn để hấp dẫn sự chú ý của Hoàng đế nhằm đạt được nhiều lần thị tẩm (ngủ với Thiên tử - BTV) và sớm mang "long thai", được sủng ái và tăng cấp bậc trong hậu cung.

    Trong phim ảnh, các nàng phi tần sống rất xa hoa, sung sướng...

    ... nhưng thực tế họ phải chịu rất nhiều quy định ước thúc.

    Thế nhưng sự thực là các phi tần trong hậu cung Trung Hoa xưa phải chịu sự ràng buộc từ vô số cung quy luật lệ. Từ quy định bổng lộc theo cấp bậc, số lượng người hầu hay cả việc riêng tư như chuyện phòng the với nhà vua cũng buộc phải tuân thủ nhiều sự quản thúc nghiêm ngặt.

    Quy định thị tẩm kì quái

    Quá trình lâm hạnh phi tần của nhà vua phải tuân thủ không ít nguyên tắc. Điều đáng nói nằm ở chỗ, người chịu thiệt vì các quy định ngặt nghèo này không chỉ có phi tử mà có đôi khi là cả Hoàng đế.

    Nếu lấy quy trình thị tẩm thời nhà Thanh làm ví dụ, thì để có thể bước lên long sàng (giường của vua - BTV) hưởng "ơn mưa móc", các phi tần buộc phải trải qua một quá trình hết sức gian nan.

    Bước đầu tiên của quá trình này chính là chọn người thị tẩm bằng cách lật bảng. Việc chọn ai hầu hạ đêm hôm đó phần lớn phụ thuộc vào nhã hứng của nhà vua. Vì vậy mà có những người được ưu ái sủng hạnh nhiều tới nỗi bảng tên tróc sơn, còn có những người kém may mắn thì vài năm thậm chí vài chục năm mới được Thiên tử chiếu cố một lần.

    Do vậy các phi tần ở hậu cung thường ra sức nịnh hót thái giám bên người Hoàng đến để mong được họ chiếu cố, đề cử mình lúc hoàng đế lựa chọn thẻ bài.

    Số người được phép hầu hạ đế vương thường chỉ giới hạn trong đối tượng là phi tần đã được sắc phong và cung nữ. Rất ít khi có tiền lệ nhà vua tùy ý sủng hạnh những đối tượng không rõ danh tính hay không có xuất thân rõ ràng, trong sạch. Bởi việc thị tẩm liên quan trực tiếp đến huyết thống hoàng tộc và danh dự của bậc đế vương.

    Phi tần được chọn thi tẩm không được mặc y phục mà phải cuốn mình trong một tấm chăn để các thái giám khiêng đi.

    Sau đó, vị phi tử được chỉ định thị tẩm sẽ tắm rửa sạch sẽ, tới buổi tối thì buộc phải cởi bỏ y phục, bị cuộn vào chăn và để thái giám đưa tới tẩm cung của Hoàng đế.

    Quy tắc này thực chất đã tồn tại từ thời nhà Nam Minh và tới thời nhà Thanh thì chính thức trở thành một bước buộc phải tuân thủ trong quá trình thị tẩm.

    Việc phi tần không được mặc y phục khi đến thị tẩm chủ yếu để giữ an toàn cho Hoàng đế. Bởi sự thực là lịch sử Trung Hoa đã từng ghi nhận không ít trường hợp hậu phi, cung nữ tìm cách ám sát nhà vua.

    Ngay cả khi đã kề cận long sàng thì họ vẫn phải chịu sự ràng buộc của cả tá luật lệ kỳ lạ khó hiểu.

    Chiếu theo quy trình thị tẩm bốn bước vào thời nhà Thanh, phi tần sau khi được đưa tới tẩm cung của Hoàng đế cũng không thể bước lên long sàng hoặc vén chăn một cách tùy tiện.

    Trước đó, Hoàng đế sẽ lên nằm trên giường, nhưng không đắp kín chăn mà để lộ ra một phần bắp chân của mình.

    Phi tần phải tuân đúng theo các quy định ngặt nghèo lúc thị tẩm với Hoàng đế nhà Thanh.

    Phi tử khi được đưa vào hầu hạ sẽ bước lên phía cuối giường, sau đó từ từ chui vào trong chăn từ phía chân mà Hoàng thượng để hở.

    Sau khi hầu hạ xong, vị phi tần ấy lại phải từ từ bò xuống cuối giường và chui ra từ phía góc chăn ban nãy.

    Trong suốt thời gian này, họ không được phép phát ra bất kì thanh âm nào. Điều này được xem là quy tắc "bất thành văn" của các Hoàng đến Thanh triều mà ai cũng ngầm hiểu.

    Sở dĩ các Hoàng đế yêu cầu như vậy là do trong quá trình Thiên tử sủng hạnh hậu phi, các thái giám Kính Sự phòng sẽ túc trực ngay bên ngoài tẩm cung, vừa để nhắc nhở nhà vua về giờ giấc, vừa để thực hiện các yêu cầu đột xuất từ chủ tử nếu có.

    Chính việc thiếu đi tính riêng tư trong lúc quan hệ vợ chồng đã khiến việc thị tẩm của Thiên tử không có được sự tự nhiên, thoải mái. Nhà vua vì tránh để bản thân mất mặt và cũng không muốn bị mang tiếng là túng dục quá độ, nên đã buộc các phi tần không được phát ra bất kỳ âm thanh nào trong suốt quá trình sủng hạnh.

    Trong cung, chỉ duy nhất Hoàng hậu là có quyền lợi được ở lại với vua cả đêm, còn lại tất cả các phi tần khác đều phải rời khỏi long sàng sau khi thị tẩm xong.

    Tất cả các bước quy định này đều phải được thực hiện nghiêm ngặt. Phi tần có thể bị mất mạng nếu họ có chút "đi sai bước nhầm".

    Thậm chí số ít hậu phi còn xui xẻo tới nỗi dù đã được chọn làm người thị tẩm nhưng lại không được sủng hạnh vì hôm đó nhà vua… không có hứng thú!

    Giờ giấc lâm hạnh của Hoàng đến cũng đã được cơ quan chuyên quản lý việc thị tẩm là Kính Sự phòng quy định rất rõ ràng.

    Theo đó, Hoàng đế và hậu phi chỉ được thị tẩm trong khoảng nửa giờ, tương đương khoảng 30 phút. Khi đã tới giờ, thái giám Kính Sự phòng sẽ lên tiếng nhắc nhở nhà vua.

    Trong trường hợp Hoàng đế còn muốn tiếp tục, Kính Sự phòng sẽ gia hạn thời gian bằng cách nhắc nhở thêm lần thứ hai, lần thứ ba. Tuy nhiên khi đã tới lần thứ ba, dù nhà vua vẫn chưa tận hứng thì các thái giám vẫn buộc phải đưa phi tần về cung.

    Đây là quy định thuộc vào tổ chế đã được quy định từ khi mới lập quốc để tránh Thiên tử say mê tửu sắc mà bỏ bê chuyện triều chính.

    Không được tự ý mang thai

    Ngày nay, mang thai và làm mẹ được xem là thiên chức của người phụ nữ. Tuy nhiên vào thời phong kiến, các phi tần có được mang long thai hay không còn phải phụ thuộc vào ý muốn của nhà vua.

    Dù được thị tẩm, nhưng có được phép mang thai hay không, phi tần phải trông chờ vào ơn huệ của Hoàng đế.

    Sau khi kết thúc quá trình thị tẩm, thái giám Tổng quản sẽ hỏi Hoàng đế một câu đầy ngụ ý: "Lưu hay không lưu?"

    Nếu Thiên tử trả lời là "lưu" thì đồng nghĩa với việc phi tần này được phép mang long thai. Còn trong trường hợp câu trả lời là ngược lại thì thái giám buộc phải làm mọi cách để ép ra "long tinh" từ trong cơ thể của người đó.

    Những phương pháp tránh thai thời cổ đại vốn được xem là thiếu khoa học và gây hại với cơ thể phụ nữ. Trong cung đình, thủ thuật hay dùng là ấn huyệt để khiến "long tinh" đi ra.

    Thế nhưng nếu đã thực hiện thủ thuật này mà vị phi tần kia vẫn mang thai ngoài ý muốn thì các thái giám sẽ tìm mọi cách để khiến người đó sảy thai, bao gồm cả việc cho uống độc dược hoặc nhiều hình thức khác man rợn hơn.

    Từ những quy định ngặt nghèo và quy tắc ngầm nêu trên, không khó để nhận thấy số phận của "nghề làm phi" vốn không hoa lệ như hậu thế vẫn tưởng. Thế nhưng dù vậy, canh bạc đổi đời mang tên "thị tẩm" vẫn trở thành mục tiêu tranh đoạt của vô số cuộc chiến đẫm máu chốn thâm cung.

    Minh Khôi(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/quy-dinh-chon-phong-the-voi-hoang-de-khien-cac-phi-tan-nha-thanh-kho-khong-noi-noi-a291685.html
    Sự kiện: Thế giới 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan