+Aa-
    Zalo

    Quốc gia nào ở châu Âu cũng có tục xông đất đầu năm mới như Việt Nam?

    (ĐS&PL) - Giống như Việt Nam, người dân ở quốc gia này cũng có tục dọn nhà đón năm mới và tục xông đất đầu năm.

    Theo thông tin trên báo Thanh Niên, lễ Hogmanay (ngày 31/12) được người Scotland xem là một dịp lễ quan trọng trong năm. Vào dịp năm mới, tiếng chuông ngân vang, bài hát "Auld Lang Syne" cũng được cất lên ngay sau đó. 

    Trong số các phong tục thú vị trong lễ Hogmanay, một trong những tục đặc biệt nhất là xông đất. Tương tự như ở Việt Nam, người Scotland quan niệm rằng người đầu tiên đặt chân tới nhà vào năm mới sẽ mang lại vận may cho chủ nhà trong suốt cả năm.

    Tại Scotland, tục xông đất vào ngày đầu năm mới được gọi là first footing (hay còn gọi là first foot), Trong khi đó, người đầu tiên xông đất cho chủ nhà sẽ được gọi là first footer. Theo quan niệm, người đàn ông cao lớn, đẹp trai được xem là những người mang lại nhiều may mắn nhất.

    quoc gia nao o chau au cung co tuc xong dat dau nam moi nhu viet nam
    Người Scotland quan niệm rằng người đầu tiên đặt chân tới nhà vào năm mới sẽ mang lại vận may cho chủ nhà trong suốt cả năm. Ảnh minh họa: Julie Howden

    Theo thông lệ, người xông đất cho chủ nhà ở Scotland sẽ mang đến một số món quà mang tính tượng trưng như đồng xu (tượng trưng cho của cải), than đen (tượng trưng cho sự ấm áp), bánh mì đen (tượng trưng cho sự no đủ), thậm chí là một búi tóc màu đen. Rượu whisky cũng là món quà được nhiều người lựa chọn trong dịp này.

    Tục xông đất ở Scotland được cho là bắt nguồn từ thời Viking. Trong những năm này, những người Viking tóc vàng đã cướp bóc và xâm lược khiến người Scotland rất sợ hãi khi gặp họ. 

    Theo Historic UK, thời điểm đó, người ta quan niệm rằng một người lạ tóc vàng đến gõ cửa với một chiếc rìu lớn có nghĩa là gia chủ sẽ gặp rắc rối lớn và sẽ có một năm không mấy vui vẻ. Trái lại, nếu người đàn ông tóc sậm màu xông đất thì gia chủ mới có một năm suôn sẻ.

    Bên cạnh tục xông đất, người Scotland còn có tục dọn nhà đón năm mới giống người Việt Nam. Để tránh xui xẻo, người Scotland sẽ dọn nhà trước khi tiếng chuông đêm giao thừa vang lên, theo thông tin trên tạp chí Tri Thức.

    Ngôi nhà được dọn sạch, tro bếp cũng được dọn và vứt đi. Những người nợ tiền cũng tranh thủ trả hết nợ để xóa bỏ những điều không may mắn trong năm cũ và chào đón điều tốt đẹp của năm mới.

    Người Scotland có hoạt động rước đuốc trong đêm giao thừa. Cụ thể, nhiều người sẽ mặc trang phục của người Viking, tay cầm rìu, khiên hoặc những ngọn đuốc được bó bằng da động vật. Người dân địa phương quan niệm, khói từ những ngọn đuốc này sẽ xua đuổi tà ma, chào đón mặt trời và mang lại may mắn cho mọi người.

    Hoạt động đốt đuốc thường thu hút sự tham gia của đông đảo người dân và du khách. Hàng nghìn ngọn đuốc thắp sáng những con phố gắn liền với lịch sử ở thành phố Edinburgh và các khu vực khác như Stonehaven, Comrie, Biggar.

    quoc gia nao o chau au cung co tuc xong dat dau nam moi nhu viet nam1
    Người xông đất cho chủ nhà ở Scotland thường mang đến một số món quà mang tính tượng trưng như đồng xu (tượng trưng cho của cải), than đen (tượng trưng cho sự ấm áp), bánh mì đen (tượng trưng cho sự no đủ), thậm chí là một búi tóc màu đen. Ảnh minh họa

    Sáng 1/1, người dân Scotland tham gia hoạt động Loony Dook. Theo The Scotsman, sự kiện Loony Dook đầu tiên diễn ra vào năm 1987 nhờ cuộc trò chuyện giữa những người dân địa phương trong quán bar The Moorings Lounge trong kỳ nghỉ Giáng sinh năm 1986.

    Lúc đó, hai chàng trai Andy Kerr và Jim Kilcullen  tìm một cách mới lạ để ăn mừng năm mới. Kilcullen đề xuất bạn nhảy xuống sông Firth of Forth để giảm bớt cảm giác nôn nao khi uống rượu.

    Cả hai rủ những người dân địa phương khác tham gia, từ đó Loony dook trở thành một hoạt động mới trong ngày đầu năm của người dân địa phương. Được biết, Loony là viết tắt của lunatic, nghĩa là “điên rồ”, còn Dook theo tiếng địa phương Scotland nghĩa là “tắm” hoặc “ngâm mình”. Cái tên này do chính Andy Kerr nghĩ ra.

    XEM THÊM: Ký sự ngôi làng gói trọn "tinh hoa đất trời" mỗi dịp Tết đến xuân về

    Trong những năm đầu tiên, Loony Dook chỉ là hoạt động nhỏ lẻ của địa phương. Từ năm 1990 trở đi, hoạt động này mới trở nên phổ biến và thu hút lượng lớn người tham gia.

    Theo đó, vào sáng 1/1, người dân sẽ mặc trang phục thú vị, nhiều màu sắc và ngâm mình trên sông Firth of Forth, phía Bắc thành phố Edinburgh.

    Không chỉ là hoạt động vui chơi giải trí, giúp người dân giải rượu trong ngày đầu năm, Loony Dook còn được ủng hộ vì tạo ra khoản quyên góp lớn cho các tổ chức từ thiện. 

    Theo chia sẻ của David Steel - người tổ chức Loony Dook ở Scotland, trong nhiều năm qua, hoạt động Loony Dook đã quyên góp được gần 100.000 USD cho các tổ chức từ thiện tại địa phương.

    Đinh Kim(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/quoc-gia-nao-o-chau-au-cung-co-tuc-xong-dat-dau-nam-moi-nhu-viet-nam-a610342.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan