+Aa-
    Zalo

    Qui tắc ngăn ngừa sự cố ở tây Thái Bình Dương

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Các bên tham dự Hội nghị chuyên đề hải quân tây Thái Bình Dương đã đồng ý về một bộ qui tắc ngăn ngừa sự cố trên biển.

    (ĐSPL) - Các bên tham dự Hội nghị chuyên đề hải quân tây Thái Bình Dương đã đồng ý về một bộ qui tắc ngăn ngừa sự cố trên biển.
    Thỏa thuận này được tất cả 21 quốc gia thành viên chấp thuận trong phiên họp của Hội nghị chuyên đề hải quân tây Thái Bình Dương khai mạc ngày 23/4 tại thành phố cảng Thanh Đảo, miền đông Trung Quốc.
    Qui tắc ngăn ngừa sự cố ở tây Thái Bình Dương

    Các bên tham gia Hội nghị chuyên đề hải quân tây Thái Bình Dương nhất trí về một bộ qui tắc ứng xử trên biển và tránh để một vụ đụng độ như thế này tái diễn.

    Theo VOA, thỏa thuận này không ràng buộc về pháp lý này đề ra những qui tắc khi các chiến hạm đối đầu với nhau. Thỏa thuận cũng bao gồm những biện pháp nhằm mở rộng hợp tác hải quân trong vùng.
    Tư lệnh Hải quân Trung Quốc Ngô Thắng Lợi nói ông hy vọng hội nghị sẽ giúp giảm bớt căng thẳng giữa các nước ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
    Ông Ngô Thắng Lợi nói Trung Quốc hy vọng có thể tăng cường sự hiểu biết và tin cậy giữa các lực lượng hải quân trong vùng, tăng cường sự hợp tác hàng hải và hoàn tất những mục tiêu mong muốn qua những cuộc thảo luận tại hội nghị chuyên đề năm nay.
    Dù đặt trọng tâm vào sự hợp tác, hội nghị chuyên đề 2 ngày này có nhiều phức tạp vì những va chạm giữa Trung Quốc và các nước láng giềng.
    Trung Quốc đã từ chối mời Nhật Bản tham gia cuộc tập trận đa quốc gia  được tổ chức trong thời gian hội nghị chuyên đề. Trong khi đó, phái đoàn Nhật Bản cũng không có kế hoạch họp tay đôi với đối tác Trung Quốc tại hội nghị chuyên đề lần này.
    Quan hệ Nhật Bản-Trung Quốc trở nên căng thẳng vì những tranh chấp ngày càng tăng về chủ quyền lãnh thổ ở Biển Hoa Đông.
    Nhiều nước láng giềng Trung Quốc, đặc biệt là các quốc gia ven Biển Ðông, cáo buộc Bắc Kinh sử dụng chiến thuật chèn ép để khẳng định tuyên bố  chủ quyền trên một vùng biển tranh chấp rộng lớn.
    Những vụ đụng độ nhỏ thỉnh thoảng xảy ra giữa các tàu tuần tra hay tàu đánh cá của các nước khác nhau.
    Một số người lo ngại là những vụ đụng độ nhỏ như thế có thể một ngày nào đó gây nên những xung đột quân sự lớn hơn.
    Đây là lần đầu tiên Trung Quốc đứng ra tổ chức Hội nghị chuyên đề hải quân Tây Thái Bình Dương, được thành lập vào năm 1987.
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/qui-tac-ngan-ngua-su-co-o-tay-thai-binh-duong-a30445.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan