+Aa-
    Zalo

    Quảng Ngãi lo ngại nạn tự tử bằng lá ngón

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Trước tình trạng tự tử, đuối nước và điện giật tăng bất thường, lãnh đạo Quảng Ngãi yêu cầu cơ quan chức năng vào cuộc tuyên truyền, tập huấn giúp người dân phòng tránh.

    Trước tình trạng tự tử, đuối nước và điện giật tăng bất thường, lãnh đạo Quảng Ngãi yêu cầu cơ quan chức năng vào cuộc tuyên truyền, tập huấn giúp người dân phòng tránh.

    Ngày 13/8, Chủ tịch  UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Ngọc Căng cho biết, cơ quan chức năng đang phối hợp với các địa phương tập trung tuyên truyền, tập huấn nhằm ngăn chặn tình trạng tự tử, đuối nước, chết do điện giật trên địa bàn tỉnh.

    Lá ngón- loại lá rừng có độc tố cao mà người dân huyện vùng cao Sơn Tây (Quảng Ngãi) ăn để tự tử.    

    Thống kê của tỉnh Quảng Ngãi, từ đầu năm đến nay, địa phương này xảy ra 28  vụ tự tử làm 28 người chết. Nguyên nhân dẫn đến hành động tự tử chủ yếu do một số người bệnh lâu ngày chán nản, kinh tế gia đình khó khăn, bế tắc vì mâu thuẫn gia đình. Riêng các huyện vùng cao nơi đây xảy ra 20 vụ với 21 người chết, trong đó nhiều vụ ăn lá ngón - loại lá rừng có độc tố cao.

    Ngoài ra, tỉnh này còn xảy ra 25 vụ đuối nước khiến 36 người chết (nghiêm trọng nhất là vụ đuối nước ở xã Nghĩa Hà, TP Quảng Ngãi làm chết cùng lúc 9 học sinh) và bốn vụ điện giật làm chết 4 người.

    Trước tình hình này, ông Căng yêu cầu các địa phương, hội, đoàn thể tăng cường giáo dục, thông báo, cảnh báo các hiểm họa có thể gây ra đến người dân. Tập trung thực hiện có hiệu quả các chương trình, chính sách về an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo giải quyết việc làm.

    Mặc dù Công an huyện Sơn Tây cùng các hội, đoàn thể liên tục về tận thôn, bản tuyên truyền nhưng tình trạng người dân nơi đây tự tử vẫn chưa giảm.

    Cơ quan chức năng cần tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho đồng bào dân tộc thiểu số biết quý trọng cuộc sống của bản thân; kịp thời phát hiện và ngăn chặn, điều chỉnh những biểu hiện lệch lạc dễ dẫn đến tự tử.

    Ngoài ra, các địa phương cần tổ chức khảo sát các điểm ven sông, ven biển, suối, ao, hồ… - nơi trẻ em, học sinh thường tắm vào mùa hè và các bến đò ngang nguy hiểm, dễ dẫn đến tai nạn đuối nước để có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn.

    Cơ quan chức năng thường xuyên tổ chức kiểm tra các bến đò ngang, đò dọc; kịp thời phát hiện, kiên quyết đình chỉ các bến đò ngang, đò dọc, người, phương tiện không đảm bảo điều kiện hoạt động theo quy định, nhằm phòng ngừa tai nạn giao thông đường thủy và đuối nước cho người dân.

    Nguồn: Zing

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/quang-ngai-lo-ngai-nan-tu-tu-bang-la-ngon-a143610.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan