+Aa-
    Zalo

    Quảng Ngãi: Dân bỏ đồng ruộng, đổ xô ra biển khai thác đá đen

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Thu nhập từ khai thác đá đen rất cao nên hàng ngày, người dân đổ xô đi khai thác. Mỗi ngày có khoảng hàng chục tấn đá đen bị khai thác để bán cho thương lái.

    (ĐSPL) - Do nguồn thu nhập từ khai thác “đá đen” rất cao nên hàng ngày, tại xã Bình Hải có hàng chục người dân đổ xô đi khai thác. Được biết, mỗi ngày có khoảng hàng chục tấn đá đen bị khai thác để bán cho thương lái.

    Người dân xã Bình Hải đổ xô ra bờ biển khai thác
    Gành Yến ở  thôn Thanh Thủy có rất nhiều “đá đen” với nhiều hình dạng, khối lượng phong phú.

    Trong những ngày gần đây, tại các bờ biển trên địa bàn thôn Thanh Thủy (Gành Yến, Gành Ta, Gành Dưới) và An Cường (Gành Sâu) thuộc xã Bình Hải, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, nhiều người dân lại bỏ cả việc đồng áng, nương rẫy để đi khai thác đá đen bán cho các thương lái.

    Theo đó, không những thương lái ở Quảng Ngãi mà thương lái ở các tỉnh lân cận như Đà Nẵng, Quảng Nam và Bình Định cũng đổ về xã Bình Hải để thu mua “đá đen” với khối lượng lớn và giá từ 1.000 đồng đến 1.500 đồng/kg.

    Được biết, thương lái chỉ chọn mua những viên kích thước nhỏ, hình bầu dục, sáng bóng để phân phối cho các công ty xây dựng hoặc cơ sở trang trí nội thất, sân vườn, bể cá...

    Theo nhiều người dân nơi đây, mỗi ngày một gia đình có từ 2 – 3 người ra các bờ biển trên để khai thác “đá đen” và thu nhập một người từ khoảng 300.000 đồng đến 400.000 đồng/ngày.

    Người dân xã Bình Hải đổ xô ra bờ biển khai thác
    Nhiều người dân bỏ cả việc đồng án, nương rẫy để đi khai thác “đá đen”.

    Do nguồn thu nhập từ khai thác đá đen rất cao, nên hàng ngày tại xã Bình Hải có hàng chục người dân đổ xô đi khai thác. Được biết, mỗi ngày có khoảng hàng chục tấn “đá đen” bị khai thác để bán cho thương lái.

    Một người dân khai thác đá đen ở thôn An Cường, xã Bình Hải huyện Bình Sơn cho biết: “Việc khai thác đá đen nơi đây diễn ra từ sáng đến tối và đã có từ nhiều năm nay (giống như khai thác mơ và đá san hô), biết rằng đây là việc làm trái phép, để lại hậu quả nghiêm trọng nhưng do thu nhập ngày công quá cao, với lại mình không làm thì người khác cũng làm vậy thôi và cũng chưa thấy ai bị bắt hay bị phạt gì cả”.

    Việc khai thác đá đen cũng như khai thác rong biển (mơ), đá san hô thời gian qua của người dân không những tác động tiêu cực đến hệ sinh thái biển mà còn là nguyên nhân chính gây ra nạn triều cường xâm nhập vào đất liền ngày một tăng, làm cảng trở và ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều hộ dân đang sinh sống dọc theo bờ biển (có năm triều cường lấn sâu vào thôn An Cường, xã Bình Hải từ 10 - 30 mét làm cho 4 ngôi nhà ven biển bị de doạ nghiêm trọng).

    Đây là vấn đề mà nhiều người dân xã Bình Hải quan tâm và đang chờ các cơ quan chức năng có thẩm quyền sớm có biện pháp ngăn chặn tình trạng khai thác “đá đen” trái phép tại địa phương.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/quang-ngai-dan-bo-dong-ruong-do-xo-ra-bien-khai-thac-da-den-a38849.html
    Tây Nguyên: Khai thác tràn lan tài nguyên khoáng sản

    Tây Nguyên: Khai thác tràn lan tài nguyên khoáng sản

    Thời gian qua, công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản ở các tỉnh Tây Nguyên đã từng bước được tăng cường. Tuy nhiên, hiện nay công tác này vẫn còn vướng một số bất cập, hạn chế. Đó là, tình trạng khai thác khoáng sản trái pháp luật như vàng sa khoáng, đá quý, đá chẻ, cát xây dựng…, gây ô nhiễm môi trường, thất thoát tài nguyên, ảnh hưởng đến an ninh trật tự nhưng các ngành chức năng vẫn chưa có các biện pháp hữu hiệu ngăn chặn triệt để.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Tây Nguyên: Khai thác tràn lan tài nguyên khoáng sản

    Tây Nguyên: Khai thác tràn lan tài nguyên khoáng sản

    Thời gian qua, công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản ở các tỉnh Tây Nguyên đã từng bước được tăng cường. Tuy nhiên, hiện nay công tác này vẫn còn vướng một số bất cập, hạn chế. Đó là, tình trạng khai thác khoáng sản trái pháp luật như vàng sa khoáng, đá quý, đá chẻ, cát xây dựng…, gây ô nhiễm môi trường, thất thoát tài nguyên, ảnh hưởng đến an ninh trật tự nhưng các ngành chức năng vẫn chưa có các biện pháp hữu hiệu ngăn chặn triệt để.

    Bất ổn nạn khai thác vàng ở Quảng Nam

    Bất ổn nạn khai thác vàng ở Quảng Nam

    Thời gian gần đây, nạn khai thác vàng tại tỉnh Quảng Nam diễn biến theo chiều hướng ngày càng phức tạp, khiến tình hình an ninh trật tự tại địa phương bất ổn.