+Aa-
    Zalo

    Quảng Bình: Bất động sản cố gắng “giữ nhiệt” trong dịch Covid 19

    • DSPL

    (ĐS&PL) - So với một năm 2019 với sức tăng trưởng mạnh mẽ, vượt bậc, thị trường bất động sản Quảng Bình 2 tháng đầu năm 2020 khá yên ắng. Nguyên nhân đến từ nhiều khía cạnh,....

    So với một năm 2019 với sức tăng trưởng mạnh mẽ, vượt bậc, thị trường bất động sản Quảng Bình 2 tháng đầu năm 2020 khá yên ắng. Nguyên nhân đến từ nhiều khía cạnh, trong đó, có sự ảnh hưởng của dịch Covid 19.

    Theo tìm hiểu của PV, trong năm 2019, thị trường bất động sản Quảng Bình chứng kiến đợt sốt nóng với hàng loạt dự án triển khai hạ tầng khu đô thị, dân cư. Nhờ đó giá đất được đẩy lên, nhu cầu giao dịch bất động sản diễn ra tấp nập. Nhiều dự án đã và đang triển khai thực hiện.

    Hàng loạt dự án khủng đổ bộ đã tạo nên diện mạo mới cho dãi đất hẹp miền Trung như: Tập đoàn Vingroup với khu đô thị thông minh, tích hợp nhiều công nghệ tại Tp. Đồng Hới hơn 33ha. Đây được kỳ vọng sẽ là khu đô thị kiểu mẫu cho các khu đô thị hiện có trong tỉnh Quảng Bình nằm cạnh trung tâm thương mại Vincom và khu shophouse tại Đồng Hới đã đưa vào vận hành nhiều năm qua.

    Nhiều dự án lớn triển khai, hạ tầng phát triển ở tỉnh Quảng Bình.

    FLC, tiếp nối thành công của dự án FLC Quảng Bình Beach & Golf Resort với nghiên cứu triển khai dự án khu biệt thự nghỉ dưỡng với tổng vốn đầu tư 1.535 tỷ đồng; dự án công viên mạo hiểm Faros 701,8 tỷ đồng; dự án dầu tư xây dựng công trình Club House 294,25 tỷ đồng; dự án công viên động vật hoang dã 302,4 tỷ đồng.

    Đại gia TMS cũng đã được UBND tỉnh Quảng Bình trao quyết định đầu tư dự án TMS Quảng Bình Resort với tổng vốn đăng kí đầu tư 4.882 tỷ đồng.

    Điểm nhấn của Quảng Bình những năm trở lại đây chính là bất động sản. Đáng chú ý chính là việc Cầu Nhật Lệ 2 đi vào hoàn thành nối bờ Đông – Tây, Tp. Đồng Hới.

    Theo ông Nguyễn Ngọc Tuấn – Tổng Giám đốc công ty bất động sản DDI, từ năm 2019 đến nay thị trường bất động sản Quảng Bình chứng kiến hàng loạt các dự án ra mắt đa dạng nguồn cung đáp ứng thị trường tiềm năng này. Đồng thời, từ khi Nghị định 91/2019/NĐ-CP chính thức có hiệu lực kể từ ngày 05/01/2020 về xử lý vi phạm hành chính lĩnh vưc đất đai, bị xử phạt tới 1 tỷ đồng khi rơi vào các trường hợp: Tự ý chuyển đất trồng lúa sang đất ở; Không làm giấy chứng nhận (Sổ hồng) cho người dân; Phân lô bán nền sai đã tạo nên môi trường kinh doanh bất động sản “sạch”, các dự án đảm bảo về mặt pháp lý và tạo sự tín nhiệm cao đối với khách hàng, nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đây được xem là tín hiệu tốt “khơi thông các điểm nghẽn” của ngành bất động sản hiện nay.

    Tuy nhiên, song song với sự phát triển nhìn lại, đầu năm 2020, đại dịch virus Covid-19 ảnh hưởng nhiều mặt kinh tế du lịch dịch vụ. Bất động sản cũng không nằm ngoài guồng quay đó. Đặc biệt, bất động sản nghĩ dưỡng mà Quảng Bình với dãi biển xinh đẹp.

    Theo một chuyên gia bất động sản, thiết nghĩ cơ quan chức năng nên xem xét cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp bất động sản tiếp cận nguồn vốn vay thông qua Ngân hàng phát triển. Hỗ trợ ngành Vật liệu xây dựng, kinh doanh du lịch và các đơn vị xây dựng thông qua hình thức giãn thuế hoặc chậm nộp thuế cho các đơn vị thực hiện ngành nghề trên. Xem xét cấp mới các dự án bất động sản như Khu dân cư, Khu đô thị, nhà ở Xã hội, nhà ở Thương mại nhằm kích cầu thị trường Vật liệu xây dựng và lao động. Tạo điều kiện thủ tục nhanh chóng và đúng quy định pháp luật của các đơn vị chủ đầu tư bất động sản sớm triển khai. Sau khi các chủ đầu tư đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính, chủ đầu tư dự án nhà ở được phép huy động vốn, bán nhà ở hình thành trong tương lai; được chức năng cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho toàn bộ dự án hoặc cho từng thửa đất nếu chủ đầu tư có yêu cầu theo quy định của pháp luật đất đai. Xem xét hoàn thiện quy trình, thủ tục xác định giá đất, thẩm định giá đất để rút ngắn thời gian làm thủ tục và đảm bảo kết quả tính tiền sử dụng đất hợp lý, không làm thất thoát ngân sách nhà nước. Xem xét, chấp nhận các chi phí thực tế hợp lý của chủ đầu tư và cách tính doanh thu dự án, như: Chi phí giải phóng mặt bằng; chi phí đầu tư hạ tầng; hệ số diện tích sàn kinh doanh căn hộ; doanh thu bãi giữ xe gắn máy, bãi giữ xe ô-tô; doanh thu giá bán căn hộ; doanh thu cho thuê phần diện tích thương mại, dịch vụ; chi phí đầu tư hạ tầng; suất đầu tư xây dựng chung cư cao tầng.

    Ông Lê Ạnh Tuấn, Giám đốc, sở Xây dựng tỉnh Quảng Bình cho hay, tới đây, đơn vị sẽ chủ trì hội nghị với các nhà đầu tư bất động sản trên địa bàn nhằm cung cấp thông tin, yêu cầu với chủ đầu tư khi tham gia dự án nhà ở thương mại, khu đô thị.

    “Các khó khăn vướng mắc, các kiến nghị và các giải pháp nhà đầu tư đưa ra trong quá trình thực hiện dự án cũng sẽ được Sở lắng nghe. Từ đó, tham mưu lên UBND tỉnh để có giả pháp tháo gỡ”, ông Tuấn chia sẻ.

    Để các doanh nghiệp bất động sản cũng như các ngành dịch vụ của bất động sản tỉnh Quảng Bình giữ nhiệt và phát triển ổn định trong giai đoạn đại dịch khó khăn nêu trên, thiết nghĩ cơ quan chức năng cần tạo mọi điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư vượt qua trong giai đoạn khó khăn hiện nay.

    Nhâm Thân

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/quang-binh-bat-dong-san-co-gang-giu-nhiet-trong-dich-covid-19-a313072.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan