+Aa-
    Zalo

    Quản lý chi tiêu cá nhân hiệu quả - Bí quyết cho cuộc sống an nhàn

    (ĐS&PL) - Quản lý chi tiêu cá nhân là kỹ năng quan trọng giúp bạn kiểm soát tài chính, chi tiêu hợp lý và đạt được mục tiêu tài chính.

    Khái niệm về quản lý chi tiêu?

    Có thể hiểu rằng quản lý chi tiêu là biết cách phân chia tiền của mình thành các khoản nhỏ hợp lý để sử dụng. Đây là bước rất quan trọng để bạn có thể độc lập và tự do tài chính.

    Khi bạn biết quản lý tài chính từ sớm bạn sẽ ít bị áp lực về tiền bạc. Bên cạnh đó khi hiểu được cách quản lý chi tiêu hiệu quả bạn có thể dễ dàng đạt được những mục tiêu mà bản thân dự định trong tương lai, thay vì bị trì trệ.

    Những phương pháp quản lý chi tiêu hiệu quả

    Phương pháp 1: Trả tiền cho mình trước

    Với phương pháp "Trả tiền cho mình trước" bạn sẽ trích ra một số tiền, tối thiểu là 10% số tiền thu nhập của bạn cho vào quỹ tiết kiệm. Ảnh minh họa

    Với phương pháp "Trả tiền cho mình trước" bạn sẽ trích ra một số tiền, tối thiểu là 10% số tiền thu nhập của bạn cho vào quỹ tiết kiệm. Ảnh minh họa

    Đối với phương pháp này bạn sẽ trích ra một khoản tiền, tối thiểu là 10% số tiền thu nhập của bạn cho vào quỹ gọi là quỹ tiết kiệm. Đó chính là trả tiền cho bản thân trước. Với số tiền còn lại bạn có thể chi tiêu thoải mái vì bạn đã có khoản tiền để dành trong túi trước đó.

    Có thể nói, đây là phương pháp dễ thực hiện. Ai cũng có thể làm được cho dù bạn là người không quan tâm đến việc quản lý tiền bạc.

    Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản, dễ sử dụng và không tốn quá nhiều thời gian. Điểm trừ là bạn không có thể mang số tiền đó đầu tư sinh lời.

    Phương pháp 2 : 50/30/20

    Đây là phương pháp nổi tiếng về quản lý chi tiêu cho người mới bắt đầu. Đối với phương pháp này bạn sẽ chia thu nhập của mình thành ba khoản với tỷ lệ như sau:

    - 50% chi tiêu cho những việc thiết yếu như: tiền nhà, tiền ăn uống, điện nước,...

    - 30% cho các chi tiêu mong muốn khác như: đi du lịch, mua sắm, giải trí,...

    - 20% chi tiêu cho tiết kiệm và để trả nợ.

    Đây là một phương pháp phổ biến vì dễ nhớ và có thể áp dụng ngay.

    Giống như phương pháp “trả tiền cho mình trước”, phương pháp này không thể phát triển nguồn tiền của bạn mà chỉ bảo vệ bạn trong những trường hợp cấp bách, cần dùng đến tiền tiết kiệm. 

    Phương pháp 3: Những bìa thư

    Phương pháp chỉ dùng tiền mặt và các bìa thư giấy và chia nhỏ các khoản chi tiêu. Ảnh minh họa

    Phương pháp chỉ dùng tiền mặt và các bìa thư giấy và chia nhỏ các khoản chi tiêu. Ảnh minh họa

    Đây là phương pháp dành riêng cho tiền mặt. Các bước thực hiện phương pháp này như sau:

    - Bạn hãy liệt kê các khoản chi quan trọng mỗi tháng và đặt ra ngân sách cho từng khoản. Chẳng hạn như tiền nhà, ăn uống,...

    - Hãy rút tiền mặt khi nhận được lương và chia số tiền vào mỗi bìa thư như kế hoạch đã định từ trước đó.

    - Khi bạn cần chi khoản nào thì chỉ cần lấy đúng bìa thư đó.

    - Bạn không được phép chi cho khoản đó khi bìa thư đã hết tiền. Bạn chỉ được phép chi khi nhận được thu nhập tháng tiếp theo.

    Phương pháp này giúp cho bản thân kiên trì hơn và chi tiêu kỹ càng hơn, đặc biệt đối với những người “vung tay quá trán” hoặc đang có nợ. Chính vì vậy phương pháp này giúp bạn có được tiết kiệm được tiền và nhanh chóng có thẻ trả nợ.

    Phương pháp 4: Chia ra làm 6 lọ

    Phương pháp 6 lọ là một hệ thống quản lý tài chính đơn giản và hiệu quả được sáng tạo bởi tác giả T. Harv Eker trong cuốn sách "Bí mật triệu phú". Phương pháp này sử dụng 6 chiếc lọ tượng trưng cho 6 nhóm chi tiêu khác nhau, giúp bạn phân chia thu nhập hợp lý và đạt được mục tiêu tài chính.

    Cách thực hiện phương pháp này là bạn cần chuẩn bị 6 chiếc lọ.

    Lọ 1: Nhu cầu thiết yếu (NEC) - 55%: Chi trả cho các khoản chi phí cơ bản như: nhà ở, điện nước, ăn uống, di chuyển,...

    Lọ 2: Tự do tài chính (FFA) - 10%: Dành cho việc đầu tư để tăng thu nhập thụ động.

    Lọ 3: Tiết kiệm dài hạn (LTSS) - 10%: Dành cho các mục tiêu dài hạn như: mua nhà, retirement,...

    Lọ 4: Giáo dục (EDU) - 10%: Dành cho việc học tập và phát triển bản thân.

    Lọ 5: Hưởng thụ (PLY) - 10%: Dành cho những khoản chi tiêu giải trí như: du lịch, mua sắm,...

    Lọ 6: Từ thiện (GIVE) - 5%: Dành cho việc từ thiện, giúp đỡ người khác.

    Phân chia thu nhập: Sau khi nhận lương, hãy lập tức chia thu nhập của bạn theo tỷ lệ đã định sẵn cho từng lọ. Bạn có thể sử dụng tiền mặt hoặc tài khoản ngân hàng riêng cho từng lọ để dễ dàng quản lý.

    Ưu điểm của phương pháp này  là đơn giản và dễ thực hiện. Bất kỳ ai cũng có thể áp dụng phương pháp này; Ngoài ra chúng cũng có thể giúp bạn quản lý tài chính hiệu quả, chi tiêu hợp lý và tiết kiệm được tiền. Hay bạn có thể điều chỉnh tỷ lệ phân chia thu nhập cho từng lọ phù hợp với nhu cầu và mục tiêu của bản thân.

    Nhược điểm: Có thể khó khăn khi bắt đầu và bạn cần có sự kiên trì và kỷ luật để thực hiện phương pháp này một cách hiệu quả.

    Cũng có thể phương pháp sẽ không phù hợp với những người có thu nhập thấp, nếu thu nhập của bạn quá thấp, việc chia nhỏ thành 6 lọ có thể khiến bạn gặp khó khăn trong việc chi trả cho các nhu cầu thiết yếu.

    Phương pháp 5: 10/20/70

    Với phương pháp này, về cơ bản bạn sẽ chia thu nhập của bản thân thành 3 khoản để có thể chi tiêu hợp lý. Ảnh minh họa

    Với phương pháp này, về cơ bản bạn sẽ chia thu nhập của bản thân thành 3 khoản để có thể chi tiêu hợp lý. Ảnh minh họa

    Bạn đang tìm kiếm phương pháp quản lý chi tiêu đơn giản mà hiệu quả? Hãy thử áp dụng phương pháp 10/20/70 ngay nhé! Phương pháp này giúp bạn phân chia thu nhập hợp lý, chi tiêu tiết kiệm và đạt được mục tiêu tài chính.

    Cách thức áp dụng là bạn nên chia thu nhập thành 3 phần:

    10% cho tiết kiệm và đầu tư: Dành cho việc xây dựng quỹ khẩn cấp, tiết kiệm cho các mục tiêu dài hạn như mua nhà, du lịch,... hoặc đầu tư để gia tăng thu nhập.

    20% cho trả nợ: Dành cho việc thanh toán các khoản vay, nợ nần để giảm bớt gánh nặng tài chính.

    70% cho chi tiêu: Dành cho các nhu cầu thiết yếu và chi tiêu cá nhân như: nhà cửa, ăn uống, đi lại, giải trí,...

    Khi thực hiện phương pháp này bạn nên ghi chép lại tất cả các khoản chi tiêu của bạn, dù là nhỏ nhất. Hãy sử dụng sổ tay, ứng dụng quản lý chi tiêu hoặc bảng tính excel để theo dõi dễ dàng. Cùng với đó là bạn cần phân loại chi tiêu theo nhóm (nhu cầu thiết yếu, chi tiêu cá nhân,...) để đánh giá thói quen chi tiêu của bạn.

    Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản và dễ thực hiện, bất kỳ ai cũng có thể áp dụng phương pháp này.

    Phương pháp cũng giúp bạn quản lý tài chính hiệu quả, chi tiêu hợp lý và tiết kiệm được tiền.

     Bạn có thể điều chỉnh tỷ lệ 10/20/70 phù hợp với nhu cầu và mục tiêu tài chính của bản thân.

    Nhược điểm là ó thể khó khăn khi bắt đầu. Không phù hợp với những người có thu nhập thấp.

    Phương pháp 10/20/70 là một công cụ hữu ích giúp bạn quản lý tài chính hiệu quả và đạt được mục tiêu tài chính. Hãy áp dụng phương pháp này một cách linh hoạt để phù hợp với nhu cầu và hoàn cảnh của bản thân.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/quan-ly-chi-tieu-ca-nhan-hieu-qua-bi-quyet-cho-cuoc-song-an-nhan-a415456.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan