Thức dậy lúc rạng sáng, đôi nam nữ hoảng hốt khi phát hiện toàn bộ tài sản lên đến hơn 800 triệu đồng đã "không cánh mà bay".
Báo Giao Thông đưa tin, vụ mất trộm xảy ra tại phòng 203, khách sạn Cẩm Lai, ở địa chỉ số 95, đường Lý Thường Kiệt, TP. Vinh, Nghệ An.
Theo đó, vào hồi 20h ngày 11/4, anh Nguyễn Văn N. (trú tại Phú Thạnh, Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh) và chị Lê Thị N. (trú tại TT Quỳ Hợp, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An) thuê phòng nghỉ ngủ qua đêm.
Đến 4h sáng 12/4, hai người hoảng hốt khi phát hiện ra toàn bộ tài sản gồm hai chiếc điện thoại di động, 1 chiếc đồng hồ nam, 1 ví tiền và 1 xe ô tô nhãn hiệu Fortuner đã bị mất, tổng giá trị tài sản khoảng hơn 800 triệu đồng.
Đối tượng Đức cùng chiếc ô tô đã trộm - Ảnh: báo Giao Thông |
Báo Công an nhân dân đưa tin, ngày 14/4, qua sàng lọc và kết hợp các biện pháp nghiệp vụ, cơ quan cảnh sát điều tra công an Tỉnh Nghệ An xác định Lê Hoàng Đức (28 tuổi, trú Khối Vĩnh Thịnh, Phường Đồng Vĩnh, TP Vinh) chính là thủ phạm.
Đối tượng khai nhận, khoảng 22h30, ngày 11/4, đối tượng đi từ ngoài vào khách sạn Cẩm Lai tại địa chỉ 95, Lý Thường Kiệt, Phường Lê Lợi, Tp Vinh. Với lí do lên gặp bạn đã lấy phòng trước đó tại khách sạn, Đức đã dễ dàng qua mặt được bảo vệ.
Khi đến phòng 203, nhận thấy cửa sổ phòng không đóng kín Lê Hoàng Đức đã vén rèm cửa sổ và phát hiện trên chiếc bàn cạnh cửa có số tài sản bao gồm ví, điện thoại, đồng hồ và chìa khóa xe ô tô nên đã lấy số hiện vật trên và nhanh chóng rời đi.
Riêng chiếc xe ô tô nhãn hiệu hiệu Fotuner BKS: 37A-29925 Lê Hoàng Đức đã mang giấu tại chung cư Lê Lợi, Tp Vinh còn chiếc chìa khóa xe được đối tượng giấu ở rìa đường Lý Thường Kiệt.
Điều 138. Tội trộm cắp tài sản (Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009): 1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Tái phạm nguy hiểm; d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm; đ) Hành hung để tẩu thoát; e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng; g) Gây hậu quả nghiêm trọng. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm: a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng; b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân: a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên; b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng. Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ |
(Tổng hợp)