+Aa-
    Zalo

    Putin: “Kế hoạch 7 điểm” giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Phát biểu tại cuộc họp báo ở Ulan Bator, thủ đô Mông Cổ, Tổng thống Nga Vladimir Putin đề xuất kế hoạch 7 điểm giải quyết tình hình miền đông Ukraine.

    (ĐSPL) - Phát biểu tại cuộc họp báo ở Ulan Bator, thủ đô Mông Cổ, Tổng thống Nga Vladimir Putin đề xuất kế hoạch 7 điểm giải quyết tình hình miền đông Ukraine.
    “Kế hoạch Putin” giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine

    Tổng thống Putin đi thăm Ulan Bator, nơi ông thông báo Kế hoạch 7 điểm giải quyết xung đột ở miền đông Ukraine

    Kế hoạch 7 điểm của Tổng thống Putin nhằm giải quyết tình hình miền đông Ukraine có nội dung như sau:
    • Quân đội Ukraine và ly khai ngừng hoạt động tấn công
    • Quân chính phủ Ukraine phải rút lui đủ xa để không thể đánh phá trung tâm dân cư
    • Có quan sát viên quốc tế về ngừng bắn
    • Không dùng máy bay chiến đấu chống  dân thường
    • Trao trả tù binh không điều kiện, dưới hình thức "tất cả đổi tất cả"
    • Lập hành lang nhân đạo cho người tị nạn và hàng viện trợ
    • Phục hồi cơ sở hạ tầng bị phá hủy
    Theo đài Tiếng nói nước Nga, Tổng thống Putin cho rằng thỏa thuận giữa chính quyền Kiev và các đại diện của đông nam Ukraine có thể đạt được trong cuộc họp của nhóm liên lạc, dự kiến vào ​​ngày 5/9 tới.
    Tổng thống Petro Poroshenko nói đã đồng ý với Tổng thống Nga Putin qua điện thoại về “tiến trình ngừng bắn” ở miền đông Ukraine. Thông cáo mới nhất của Kiev nói: “Cuộc đối thoại dẫn đến thỏa thuận về tiến trình ngừng bắn tại khu vực Donbass”.
    Về phần mình, phía Nga cho biết cuộc điện đàm Poroshenko-Putin diễn ra hôm 3/9 và quan điểm hai nhà lãnh đạo “tương đồng đáng kể” về cách chấm dứt xung đột.
    Kết quả đàm phán ban đầu của Nhóm liên lạc OSCE-Ukraine-Nga diễn ra tại Minsk ngày 1/9 cho thấy các nước cộng hòa tự xưng Donetsk và Lugansk có cơ hội trao đổi với Kiev quan điểm về giải quyết cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
    Chính quyền Kiev vốn từ chối đàm phán trực tiếp với Donetsk và Lugansk. Không phải ngẫu nhiên mà tài liệu chung được trao cho Kiev tại cuộc họp có nêu đòi hỏi công nhận Donetsk và Lugansk là chủ thể xung đột, là bên có quyền tham gia đàm phán hòa bình.
    Ngoài ra, hai nước “cộng hòa tự xưng” Donetsk và Lugansk còn có các yêu sách khác như quyền bình đẳng trong đàm phán, công nhận qui chế tiếng Nga, tổ chức bầu cử công bằng cho tất cả các nhánh chính quyền. Donetsk và Lugansk cần một chế độ đặc biệt đáp ứng nhu cầu về hoạt động ngoại thương.
    Nếu Kiev chấp nhận những yêu cầu này, Donetsk và Lugansk cam kết cố gắng hết sức gìn giữ hòa bình và duy trì không gian kinh tế văn hóa chung của Ukraine.
    Chuyên gia Trường Cao cấp Kinh tế (Nga) Leonid Polyakov nhận định rằng Donetsk và Lugansk đã thực hiện những bước tiến tới chấm dứt cuộc chiến “huynh đệ tương tàn” ở Ukraine. Ông Polyakov nói: “Điều quan trọng là Donetsk và Lugansk đã có cơ hội trình bày quan điểm. Đáng chú ý là quan điểm này rất có chừng mực. Họ chấp nhận sự nhượng bộ lớn lao, đề ra phương án trở lại Ukraine với những quyền tự chủ rõ ràng. Trước đây, họ đòi độc lập và tuyên bố không muốn trở lại với Ukraine. Chế độ tự trị là một quân bài mạnh. Bây giờ, bước đáp lại thuộc về Kiev. Nếu thực sự muốn hòa bình thì Kiev phải nghiêm túc thảo luận đề nghị được đưa ra. Việc Kiev im lặng, khăng khăng với lập trường không chấp nhận bất cứ quyền tự trị nào sẽ (…) đẩy Ukraine tiếp tục lao vào thảm họa.”
    Đài Tiếng nói nước Nga cho rằng lúc này vẫn đang tồn tại cơ hội thỏa thuận hòa bình ở Ukraine.
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/putin-ke-hoach-7-diem-giai-quyet-cuoc-khung-hoang-ukraine-a49246.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Vì sao Obama lo âu khi chỉ trích Putin?

    Vì sao Obama lo âu khi chỉ trích Putin?

    (ĐSPL) – Đài Tiếng nói nước Nga tìm cách lý giải vì sao mà Tổng thống Mỹ Barack Obama cảm thấy bất an khi lớn tiếng chỉ trích Tổng thống Nga Vladimir Putin.