Bị polyp hậu môn có nguy hiểm không? Nên làm gì để khắc phục tình trạng này là câu hỏi được quan tâm.
Hỏi
Chào bác sĩ!
Khoảng thời gian trước đây cháu còn ôn đại học thì cảm giác khó chịu, đau rát ở hậu môn, nhất là khi đại tiện có xuất hiện 2 lần nhưng cháu thấy đỡ dần nên cũng không quá để ý. Tuy nhiên, 2 tuần gần đây thì đi đại tiện như cực hình: cảm giác đau rát tăng lên, cháu thấy máu ra cùng phân khi đi nặng kèm theo nhiều dịch nhầy ra theo.
Cháu có ra hiệu thuốc hỏi thì người ta nghi ngờ cháu bị polyp hậu môn và có kê đơn thuốc nhưng cháu chưa dám sử dụng.
Xin hỏi bác sĩ, bị polyp hậu môn có nguy hiểm không? cháu nên làm gì để khắc phục tình trạng khó chịu bây giờ ạ? Mong sớm nhận được thông tin tư vấn từ bác sĩ ạ.
(Đào Khánh Nguyên – Gia Lâm, Hà Nội)
Trả lời:
Khánh Nguyên thân mến!
Trước hết, rất cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi thắc mắc về tình trạng sức khỏe của mình về chuyên mục tư vấn sức khỏe. Về vấn đề mà bạn đang gặp phải, chúng tôi có một số thông tin giải đáp chia sẻ đến bạn như sau:
Polyp hậu môn có nguy hiểm không?
Polyp hậu môn là một trong diện bệnh lý khá phổ biến ở vùng hậu môn – trực tràng. Bệnh không loại trừ bất cứ ai và nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời thì hệ lụy của bệnh đến sức khỏe người bệnh là rất nặng nề.
Bệnh hình thành do sự tăng sinh quá mức của niêm mạc hậu môn là tạo thành một hoặc một số khối u lồi có hình tròn hoặc elip. Chúng có cuống và nguy hiểm nhất là có thể di chuyển linh hoạt trong đường ruột.
Khi các polyp hậu môn hình thành sẽ gây ra nhiều triệu chứng lâm sàng như sau:
Đại tiện sẽ có cảm giác bị đau rát bên trong ống hậu môn.
Đại tiện ra máu và xuất hiện cả dịch nhầy ở hậu môn.
Khi thăm khám thường sẽ phát hiện trực tràng có khối u mềm và trơn.
Khi bệnh nặng, polyp trực tràng sa ra khỏi hậu môn khiến người bệnh lầm tưởng với bệnh trĩ.
Thể trạng trạng mệt mỏi, đau rát hậu môn, khó tập trung làm việc, học tập.
Với những triệu chứng mà bạn nhắc tới thì khả năng gợi nhắc đến bệnh lý polyp hậu môn là hoàn toàn có khả năng. Tuy nhiên, như chúng tôi vừa chia sẻ, polyp hậu môn nếu chỉ thăm khám lâm sàng đơn thuần không dễ chẩn đoán và thường bị nhầm với các bệnh lý về hậu môn khác, nhất là bệnh trĩ. Do đó, để biết chính xác loại bệnh mắc phải, cũng như mức độ diễn biến của bệnh, bạn cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám và can thiệp chữa trị sớm.
Trong trường hợp bạn bị polyp hậu môn thì khá nguy hiểm. Dưới đây là một số biến chứng có thể gặp nếu không may mắc phải:
- Gây ung thư hậu môn – trực tràng: Polyp hậu môn về cơ bản là lành tính nhưng để phát triển tự nhiên mà không được can thiệp chữa trị sớm, đúng cách rất dễ chuyển sang ác tính và gia tăng nguy cơ gây ra bệnh ung thư hậu môn – trực tràng.
- Gây ra các vấn đề về đường ruột: Khi polyp hậu môn – trực tràng phát triển quá lớn và dày đặc, lỗ hậu môn trở nên hẹp hơn và làm gián đoạn chức năng bài tiết chất thải, gây khó khăn khi đi đại tiện và các bệnh lý về đường ruột như: tắc ruột, viêm đại tràng...
- Sa trực tràng: Các khối polyp phát triển quá nhanh về cả số lượng và kích thước sẽ gây sức ép lên niêm mạc hậu môn, làm căng giãn quá mức và sa xuống hậu môn mỗi lần đi đại tiện.
- Gây thiếu máu: Người bị polyp thường xuyên bị chảy máu hậu môn khi đi đại tiện khiến cơ thể bị suy nhược, xanh xao, chóng mặt do thiếu máu gây ra.
- Ảnh hưởng đến tâm lý: Người bệnh luôn trong trạng thái khó chịu, bất an, sức khỏe suy kiệt trạng khiến họ mất tự tin làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc và cuộc sống.
+ Khả năng di truyền cao: Bệnh có khả năng di truyền qua các thế hệ mà không phân biệt giới tính.
Điều trị bệnh lý polyp hậu môn như thế nào?
- Trước hết, bạn không nên tự ý dùng thuốc điều trị tại hiệu thuốc tư nhân khi chưa qua thăm khám và chẩn đoán cuối cùng từ các bác sĩ chuyên khoa. Việc sử dụng thuốc kháng sinh bừa bãi là nguyên nhân hàng đầu kiến tình trạng các polyp diễn biến phức tạp, khó kiểm soát vấn đề biến chứng.
- Bạn nên có những điều chỉnh trong sinh hoạt thường ngày để cải thiện các triệu chứng khó chịu cho bệnh gây ra:
Thay vì tiêu thụ những loại thực phẩm có hại, hãy cải thiện bữa ăn hàng ngày bằng: Trái cây tươi, hoa quả, lòng trắng trứng, các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn nạc, bỏ mỡ và bì; thịt gia cầm bỏ da, sữa ít chất béo hoặc không có chất béo, gạo lứt, ngũ cốc nguyên hạt, yến mạch, cá, đậu, đỗ, các loại thịt có màu trắng…
Vận động nhẹ nhàng, phù hợp với thể trạng (bạn cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ).
Giữ vệ sinh khu vực hậu môn sạch sẽ, khô thoáng bằng các: lựa chọn những loại quần lót từ chất liệu cotton, giặt sạch thường xuyên, chủ động vệ sinh hậu môn sau khi đi vệ sinh, trước và sau khi quan hệ tình dục,…
- Chủ động đến thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được hỗ trợ. Bạn sẽ được chỉ định điều trị bằng thuốc hoặc cần phải can thiệp phẫu thuật dựa theo số lượng và kích thước của các polyp. Cụ thể như sau:
+ Điều trị bằng thuốc: Thường được áp dụng với những trường hợp bị Polyp hậu môn nhẹ, khối polyp còn nhỏ và ít. Thuốc kháng sinh sẽ làm teo khối u, giảm các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra.
Kết hợp sử dụng với thuốc Đông y giúp giảm phù nề, giảm sưng đau, bồi bổ sức khỏe, mau chóng đạt được kết quả điều trị bệnh dứt điểm, hạn chế tỷ lệ tái phát.
- Điều trị ngoại khoa: Khi Polyp hậu môn đã phát triển lớn, số lượng nhiều thì buộc các bác sĩ sẽ phải tiến hành cắt bỏ khối Polyp:
Polyp có kích thước <1cm có thể thực hiện phẫu thuật nội soi.
Polyp có kích thước > 1cm, cách hậu môn khoảng 10cm có thể cắt bỏ qua hậu môn. Nếu > 10 cm thì cắt bỏ qua đường bụng.
Trong trường hợp polyp hậu môn nằm sát hậu môn có thể phải cắt bỏ hậu môn.
Với những thông tin mà bạn chia sẻ thì các triệu chứng của bệnh còn đang ở giai đoạn nhẹ và có thể được chữa trị hiệu quả bằng thuốc. Bạn nên đi thăm khám càng sớm càng tốt để giải thiểu những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra. Mọi băn khoăn về bệnh polyp hậu môn có nguy hiểm không? vui lòng liên hệ với chúng tôi theo Hotline: 03.59.56.52.52 – Website: chuabenhtri.vn hoặc chat trực tuyến TẠI ĐÂY để được bác sỹ tư vấn và giải đáp cụ thể.
Chúc bạn sức khỏe và sớm hồi phục!
Trang