(ĐSPL) - Xét theo diễn biến sự việc trong thời gian gần đây, xem ra phương Tây có ý định cắt đứt quan hệ với Nga.
Phương Tây đã tuyên bố bãi bỏ các cuộc gặp thượng đỉnh Nga-EU và G-8. Liên minh Châu Âu đình chỉ liên lạc chính thức song phương với Moscow và Mỹ đã áp dụng những biện pháp trừng phạt kinh tế mới đối với các chính trị gia và doanh nhân Nga.
|
Phương Tây muốn cắt đứt quan hệ với Nga? |
Liệu biện pháp này có mang lại hiệu quả như phương Tây mong muốn và cuối cùng ai sẽ là người thua cuộc?
Sau khi Crimea tự nguyện gia nhập Liên bang Nga, phương Tây đã “lên cơn động kinh” chống Nga. Họ không chịu lý giải tại sao một số khu vực (như Kosovo, Scotland, Falklands) có quyền tổ chức cuộc trưng cầu dân ý còn những khu vực khác - trong trường hợp này là Crimea - lại không được. Rõ ràng, thái độ phi lý và mang tính phá hoại như vậy có thể được giải thích bởi cơn giận dữ của những nhà chính trị kế thừa quan điểm của cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Zbigniew Brzezinski.
Phương Tây hành xử phi lý và mù quáng theo chiếc gậy chỉ huy ở Washington. Mỹ quả quyết rằng Nga nên chờ đợi những biện pháp trừng phạt kinh tế mạnh hơn sẽ được thông qua trong sự phối hợp với các đồng minh trong Liên minh Châu Âu và các biện pháp này sẽ tác động đáng kể đến nền kinh tế Nga. Tất nhiên, Moscow đã và sẽ áp dụng các biện pháp trả đũa.
Người ta đặt câu hỏi: Liệu EU và Mỹ sẽ có lợi nếu bắt đầu một cuộc Chiến tranh lạnh mới và các biện pháp trừng phạt Nga sẽ dẫn tới đâu?
Giáo sư Aleksandr Mikhailenko của Học viện Hành chính quốc gia trực thuộc Tổng thống Nga nhận định: “Việc hủy bỏ hội nghị thượng đỉnh G8 không có lợi cho Nga vì đó là vấn đề uy tín. Đồng thời đó là đòn giáng mạnh vào phần còn lại của G-7 và các quốc gia được mời đến dự hội nghị với tư cách quan sát viên. Các nước thành viên câu lạc bộ này đang hợp tác tích cực trong nhiều lĩnh vực khác nhau như về vấn đề an ninh. Bây giờ các vấn đề này sẽ không được thảo luận hoặc được thảo luận mà không có sự tham gia của Nga. Trong khi đó, Nga đóng vai trò rất lớn trong quá trình giải quyết một số vấn đề cơ bản như chương trình hạt nhân của Iran, cuộc khủng hoảng Syria. Bây giờ những vấn đề này không thể được giải quyết và điều đó tạo mối nguy cơ đe dọa nghiêm trọng an ninh của các quốc gia phương Tây”.
Nói chung, việc đối thoại và sự hợp tác giữa Nga và phương Tây không có cho bất cứ ai. Nhưng, trước hết không phục vụ lợi ích của người Châu Âu bởi vì họ phụ thuộc vào cung cấp dầu khí của Nga. Người Mỹ hoàn toàn thờ ơ với vấn đề này. Đối với họ, vấn đề Châu Âu xếp hàng thứ yếu và chỉ là một loại công cụ để duy trì vai trò "thống trị thế giới" và sen đầm quốc tế.
Ngày 18/3, trong bài diễn văn tại điện Kremlin nhân dịp Crimea sáp nhập Nga, Tổng thống Vladimir Putin đã nói rõ về tình trạng này. Có vẻ, chính bài phát biểu này đã gây ra phản ứng hết sức tiêu cực từ Washington. Ngoài ra, cần phải nhớ về thị trường rất lớn của Nga và hàng nghìn công ty nước ngoài đang hoạt động tại Nga. Số phận của các công ty đó sẽ ra sao?
Giáo sư Oleg Matveychev của Trường Kinh tế cao cấp cho rằng người châu Âu sẽ thể hiện thái độ thực dụng và không áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế: “Trong mọi trường hợp, không ai trong số các nước Châu Âu chủ trương cắt đứt hoàn toàn quann hệ với Nga. Có một số vấn đề mà ngoài Nga không nước nào có thể giải quyết. Nhưng, rất tiếc, phương Tây chưa bao giờ bước ra khỏi tình trạng chiến tranh lạnh. Tình trạng hiện nay không khác gì với tình hình dưới thời Liên Xô. Nhưng, mỗi khi họ cố gắng trừng phạt Nga, chúng tôi đáp trả bằng cách củng cố đất nước mình và điều này, đến lượt nó, lại khiến cho họ tức giận”.
Khi nói chuyện với Nga bằng giọng điệu dọa nạt và tối hậu thư, phương Tây gây tình hình bất ổn không chỉ ở nước mình mà cả ở phần còn lại của thế giới.
Văn Linh(theo Tiếng nói nước Nga)
Link bài gốcLấy link
https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/phuong-tay-muon-cat-dut-quan-he-voi-nga-a26693.html