+Aa-
    Zalo

    Phú Thọ: Chè Long Cốc nét độc đáo trong văn hóa ẩm thực Việt

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Phú Thọ không chỉ được biết đến là vùng đất Tổ mà còn là địa danh nổi tiếng với những đồi chè xanh ngát.

    Phú Thọ không chỉ được biết đến là vùng đất Tổ mà còn là địa danh nổi tiếng với  những đồi chè xanh ngát.

    Cây chè được xác định là cây trồng chủ lực đem lại hiệu quả kinh tế cao của tỉnh Phú Thọ. Năm 2019 Hợp tác xã Chè an toàn Long Cốc vinh danh đạt sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh. Ngoài ra chè Long Cốc được Cục sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học công nghệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể, được tô điểm cho bức tranh thiên nhiên hùng vĩ ấy là những người công nhân vai đeo gùi, đầu đội nón lá đi hái búp chè….Hái chè cũng là một nghệ thuật. Một công nhân hái chè cho biết sẽ hái ngay khi búp chè vừa "nhoi lên" để hạn chế sâu...Nhờ sự chịu thương chịu khó cùng với bàn tay tài hoa của người công nhân, nên chè Long Cốc không chỉ mang lại giá trị sản xuất mà còn là tiềm năng phát triển du lịch.

    Đồi chè xã Long Cốc, huyện Tân Sơn, Phú Thọ,. Long Cốc được đánh giá là một trong những đồi chè đẹp nhất Việt Nam, Nằm dọc hai bên cung đường uốn lượn là những đồi chè trải dài, xanh mướt nhấp nhô bát ngát nối tiếp nhau đến tận chân trời, với hàng trăm, hàng ngàn quả đồi nhỏ...Vào những buổi sớm mai, sương và mây lang thang trôi bồng bềnh trên đồi chè, xa xa là những đồi núi chạm mây trời, tạo nên bức tranh tựa chốn bồng lai tiên cảnh. Vào thời điểm giao mùa cuối thu đầu đông, vùng đồi chè bao phủ sương mù huyền ảo.

    Ngoài thế mạnh về cây chè, năm 2018, HTX sản xuất chè an toàn Long Cốc (xã Long Cốc, huyện Tân Sơn) được thành lập trên cơ sở chuyển đổi từ tổ hợp tác lên HTX và trở thành cầu nối liên kết, giải quyết khó khăn về giống, phân bón, khoa học - kỹ thuật, đầu ra sản phẩm và nâng cao thu nhập cho các hộ trồng chè sinh thái.

    Long Cốc là một trong những xã có diện tích trồng chè nhiều nhất của huyện miền núi Tân Sơn. Chỉ tính riêng diện tích do người dân quản lý đã lên đến trên 400ha, mỗi năm cho sản lượng trên 3.000 tấn chè búp tươi. Với nguồn nguyên liệu này nếu được chế biến tại chỗ sẽ cho ra hàng trăm tấn chè khô, đem lại nguồn thu không nhỏ cho địa phương. Tuy nhiên, do không có cơ sở chế biến, không có tổ chức khâu kết nối các hộ sản xuất, mạnh đâu nấy làm, biết đâu bán đó, nên người trồng chè ở Long Cốc chủ yếu bán nguyên liệu tươi cho các nhà máy, thương lái trong khu vực và thường bị ép giá. Chính vì thế, nhu cầu cần có một tổ chức khâu kết nối người sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tìm kiếm thị trường tiêu thụ để tăng thu nhập cho người trồng chè là rất cần thiết.     

    Tháng 10/2015, được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương và dự án “Nâng cao năng lực và tiếp cận cộng đồng” của tổ chức phi Chính phủ Quỹ Úc vì nhân dân Châu Á - Thái Bình Dương, Tổ hợp tác sản xuất chè an toàn Long Cốc được thành lập với 3 thành viên nòng cốt và được dự án hỗ trợ một máy hút chân không để đóng gói sản phẩm, đồng thời cho vay 30 triệu đồng để mua sắm thiết bị chế biến. Để phát triển sản xuất, ngay sau khi thành lập, tổ hợp tác đã bắt tay xây dựng quy trình sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VIETGAP, chú trọng các nguyên tắc an toàn lao động và an toàn vệ sinh thực phẩm, đồng thời hình thành mạng lưới liên kết với các hộ dân trên địa bàn phát triển các vùng chè an toàn theo hướng hàng hóa, xây dựng chuỗi giá trị, từng bước nâng cao chất lượng và phát triển thương hiệu “Chè an toàn Long Cốc”.

    Các gia đình liên kết bán nguyên liệu cho tổ hợp tác đều phải cam kết thực hiện tiêu chuẩn sản xuất an toàn như: Không dùng thuốc diệt cỏ, không dùng thuốc trừ sâu hóa học, không phun chất kích thích sinh trưởng…khi chăm sóc cây chè và chịu sự giám sát của tổ hợp tác. Từ khi thành lập HTX quy trình sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VIETGAP ngày càng nghiêm ngặt hơn.

    Để tạo động lực cho thành viên, hộ trồng chè, ngoài việc xây dựng cơ sở vật chất đạt tiêu chuẩn, chuyển giao các công nghệ mới vào sản xuất, HTX còn hỗ trợ về kỹ thuật, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, các loại thảo mộc phù hợp theo quy định, cử cán bộ giám sát việc tuân thủ quy trình sản xuất đảm bảo an toàn, hiệu quả, tiến hành kiểm tra định kỳ và đánh giá kết quả trong quá trình sản xuất. Đặc biệt, để có được sản phẩm chè sạch, an toàn, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường, HTX luôn tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, chế biến an toàn, sử dụng phân bón, chế phẩm sinh học đúng nguyên tắc, đảm bảo các quy trình kỹ thuật, ATLĐ, vệ sinh môi trường.

    Sản phẩm của HTX đã được cơ quan quản lý Nhà nước kiểm tra, kiểm định, đánh giá chất lượng và được cấp chứng chỉ vệ sinh ATTP, được người tiêu dùng chấp nhận và ngợi khen.

    Không chỉ bán tại chỗ, sản phẩm của HTX đã được bán tại nhiều địa phương trong cả nước và có sức cạnh tranh với các đơn vị khác, kể cả các thương hiệu truyền thống về chất lượng, giá cả và mẫu mã. Hiện tại HTX có hơn 10 loại sản phẩm chè an toàn từ các loại chè truyền thống đến chè giống mới chất lượng cao.

    Mới đây nhất HTX đã sản xuất thành công sản phẩm mới mang tên chè Đinh Bát Tiên. Chè được chế biến từ một tôm của giống chè Bát Tiên, trồng, chăm sóc theo tiêu chuẩn VIETGAP. Chè được hái bằng tay trong khoảng từ 8-10h, được chế biến theo phương pháp thủ công truyền thống với bí quyết lên hương gia truyền, bằng các phương tiện đảm bảo quy chuẩn vệ sinh, an toàn, không có bất kỳ một loại phụ gia nào và hiện nay đang tiếp tục nghiên cứu sản xuất thêm các loại  chè chất lượng cao nữa là trà Shan Bát Tiên, chè Tri 5.0…           Mỗi sản phẩm chè trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường đều được đóng gói theo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, có tem nhãn hàng (mác) và tem điện tử truy xuất nguồn gốc.

    Sự phát triển toàn diện về khoa học - kỹ thuật, quy trình sản xuất an toàn đã giúp HTX gặt hái thành công. Kết quả sản xuất trong 2 năm đầu của tổ hợp tác và năm đầu tiên khi chuyển đổi lên HTX đã khẳng định bước đi đúng đắn mà lãnh đạo địa phương đã xác định và hướng dẫn cho người dân thực hiện. Từ 3 thành viên nòng cốt ban đầu, đến nay HTX có 13 thành viên và liên kết với hơn 20 hộ trồng chè an toàn trên địa bàn. Thu nhập bình quân của các thành viên trong tổ hợp tác và HTX đã tăng từ 2-2,5 lần so với trước khi vào tổ hợp tác.

    Hiện tại, thu nhập bình quân của mỗi thành viên HTX đạt từ 80-100 triệu đồng/năm. Thu nhập bình quân của người lao động tại HTX đạt 4,5 - 5,5 triệu đồng/tháng. Năm 2019, nhằm phát huy giá trị sản phẩm chè an toàn và góp phần nâng cao thu nhập, đẩy mạnh phát triển kinh tế cho các thành viên, HTX Chè an toàn Long Cốc sẽ tiếp tục gìn giữ và phát triển thương hiệu sản phẩm. Đồng thời, tiếp tục mở rộng diện tích trồng, sản xuất chè theo hướng sạch, an toàn nâng cao năng suất, đảm bảo chất lượng và ứng dụng các công nghệ hiện đại.

    Minh Huyền

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/phu-tho-che-long-coc-net-doc-dao-trong-van-hoa-am-thuc-viet-a303045.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan