+Aa-
    Zalo

    Phu hồ bị chủ bỏ đói, quỵt tiền được CSGT giúp đỡ

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Biết được hoàn cảnh thương tâm của anh Dũng, cán bộ chiến sỹ Đội Cảnh sát giao thông số 15 đã tổ chức quyên góp tiền ủng hộ anh.

    Biết được hoàn cảnh thương tâm của anh Dũng, cán bộ chiến sỹ Đội Cảnh sát giao thông số 15 đã tổ chức quyên góp tiền ủng hộ, đồng thời dùng xe chuyên dụng đưa anh Dũng ra bến xe Nước Ngầm, bắt xe cho anh về quê.

    Tin tức PV nhận được, vào khoảng 20h ngày 7/2, trong quá trình tuần tra trên đại lộ Võ Văn Kiệt (Hà Nội), tổ tuần tra Đội Cảnh sát giao thông số 15 gồm Đại uý Nguyễn Ngọc Tiến, Trung uý Nguyễn Đăng Hưng và Thượng sĩ Trần Đức Vinh phát hiện 1 người đàn ông bị ngất ven vệ đường.

    Anh Dũng được các chiến sỹ đội Cảnh sát giao thông số 15 giúp đỡ.

    Khi được cho ăn uống lại sức người đàn ông cho biết tên là Nguyễn Văn Dũng (45 tuổi dân tộc Ê Đê, đang sống ở Đắk Lắk), làm nghề phu hồ bị chủ lừa. Vì không có tiền nên anh Dũng phải xin ăn và đi bộ từ Yên Bái về Hà Nội từ nhiều ngày qua.

    Anh Dũng cho biết, vào tháng 8/2016 do nhà bị cháy không có công ăn việc làm ổn định, vợ ốm nặng anh nghe nhiều người giới thiệu ra tận Yên Bái làm nghề phu hồ. Từ tháng 9/2016 đến nay, anh Dũng làm phu hồ tại Yên Bái mà chưa nhận đựoc đồng thù lao nào.

    Ngày 5/2 anh được cai thầu chở ra bến xe Yên Bái bảo ngồi chờ quán nước nói là thanh toán tiền công. Chờ mãi không thấy cai thầu đến, biết là bị lừa, anh Dũng vừa xin ăn vừa đi bộ từ Yên Bái về Hà Nội mong muốn tìm đường về quê với vợ con.

    Biết được hoàn cảnh thương tâm của anh Dũng, cán bộ chiến sỹ Đội Cảnh sát giao thông số 15 đã tổ chức quyên góp tiền ủng hộ anh. Đồng thời, đội đã cử tổ công tác dùng xe chuyên dụng đưa anh Dũng ra bến xe Nước Ngầm, bắt xe cho anh về quê. Xem thêm tin tức về Cảnh sát giao thông vất vả nhưng không có thưởng Tết được chúng tôi đưa tin trước đó nhé.

    Những hành vi vi phạm các quy định của pháp luật lao động về việc làm sau đây thì bị xử phạt vi phạm hành chính:

    –  Không công bố danh sách người lao động bị thôi việc, mất việc làm do doanh nghiệp thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ;

    –  Không trao đổi với Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn lâm thời khi cho người lao động thôi việc;

    –  Không thông báo với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh trước khi cho người lao động thôi việc;

    –  Vi phạm quy định của pháp luật lao động về thủ tục tuyển dụng người lao động Việt Nam vào làm tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức;

    –  Trả trợ cấp mất việc làm đối với người lao động thấp hơn mức do pháp luật quy định;

    –  Thu phí giới thiệu việc làm đối với người lao động cao hơn mức do pháp luật quy định; thu phí giới thiệu việc làm không có biên lai;

    –  Doanh nghiệp không lập quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm;

    –  Trung tâm giới thiệu việc làm, doanh nghiệp giới thiệu việc làm không có giấy phép hoạt động của cơ quan có thẩm quyền cấp; hoạt động không đúng quy định trong giấy phép.

    –  Dụ dỗ, hứa hẹn và quảng cáo gian dối để lừa gạt người lao động;

    –  Lợi dụng dịch vụ việc làm để thực hiện những hành vi trái pháp luật.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/phu-ho-bi-chu-bo-doi-quyt-tien-duoc-csgt-giup-do-a180223.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan