+Aa-
    Zalo

    Phớt lờ lệnh cấm, game bắn súng ngang nhiên hoạt động

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Mặc dù không có giấy phép phát hành nhưng vẫn có không ít tựa game online thuộc thể loại bắn súng bạo lực vẫn liên tục tổ chức các đợt ra quân rầm rộ.

    (ĐSPL) - Mặc dù không có giấy phép phát hành nhưng vẫn có không ít tựa game online thuộc thể loại bắn súng bạo lực vẫn liên tục tổ chức các đợt ra quân rầm rộ tại Hà Nội và TP.HCM.
    Khi nhà phát hành game... thích "phá rào"
    Mặc dù Nghị định 72/2013/NĐ-CP đã chính thức có hiệu lực từ 1/09/2013, tuy nhiên việc cấp phép cho các trò chơi trực tuyến (game online) ở thị trường Việt Nam vẫn chưa thể tiến hành, bởi còn phải chờ thông tư hướng dẫn. Chính vì vậy, nhiều nhà phát hành mặc dù rất khó khăn trong hoạt động kinh doanh nhưng đành chấp nhận "nằm im" chờ đợi.
    Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có không ít nhà phát hành tự động "phá rào" khi tự ý phát hành game online, quảng bá dịch vụ cũng như tổ chức sự kiện nhằm lôi kéo người chơi mặc dù sản phẩm của họ không hề có giấy phép. Năng nổ nhất trong các hoạt động như vậy phải kể đến Warface của Goplay.
    Phớt lờ lệnh cấm, game bắn súng ngang nhiên hoạt động
    Những hình ảnh đậm chất bạo lực thường thấy trong game bắn súng.
    Ra mắt vào ngày 21/12/2013, Warface là tựa game online thuộc thể loại bắn súng cho phép người chơi giao chiến trực tiếp với nhau. Các chi tiết trong game từ nhân vật, súng đạn cho đến các pha giao tranh đậm chất bạo lực giữa người chơi đều được mô tả rất sống động và sát với thực tế.
    Ngay từ khi mới xuất hiện trên thị trường, bên cạnh việc liên tục tổ chức các sự kiện trong game, Warface cũng tiến hành nhiều hoạt động quảng bá rầm rộ trên những trang tin tức về game, diễn đàn, mạng xã hội cũng như hoạt động offline được diễn ra liên tục với mục đích thu hút thêm người chơi.
    Ngay từ trung tuần tháng 1/2014 đến nay, Warface đã triển khai nhiều đợt ra quân lớn tại các thành phố Hà Nội và TP.HCM. Tiêu biểu là các chương trình chơi game miễn phí nhận Giftcode (mã thưởng trong game) có trị giá lên tới 2.000.000 đồng. Bên cạnh đó, các giải đấu mang tính đối kháng cao giữa các người chơi cũng ngang nhiên được tổ chức với giải thưởng cao nhất lên tới 100 triệu đồng.
    Đi kèm với đó là hàng loạt các buổi offline dành cho người chơi ở các tỉnh thành như Hà Nội, TP.HCM, Nha Trang, Hạ Long liên tục được diễn ra nhằm tạo sân chơi ngoài đời dành cho người chơi của Warface.
    Phớt lờ lệnh cấm, game bắn súng ngang nhiên hoạt động
    Hoạt động quảng bá cho game bắn súng diễn ra thường xuyên và công khai.
    Khi được hỏi về các hoạt động quảng bá quy mô kết hợp với sự kiện lớn nhằm lôi kéo game thủ của Warface mặc dù chưa có giấy phép, một chuyên gia trong lĩnh vực game online đánh giá đây chỉ là bước đi mang tính chộp giật của nhà phát hành.
    Lợi dụng sự không chú ý của cơ quan quản lý để triển khai hoạt động cũng như tổ chức quảng bá game mặc dù sẽ thu hút được một lượng lớn game thủ tham gia nhưng nếu đơn vị chức năng phát hiện ra có thể sẽ rất phiền phức, khả năng game bị phạt hoặc thậm chí là cấm hoạt động hoàn toàn có thể xảy ra, vị chuyên gia này lý giải.
    Được biết, trong Nghị định 174/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ 15/1/2014, các hành vi cung cấp trò chơi điện tử G1 có nội dung kịch bản có hình ảnh hoặc âm thanh gây cảm giác ghê sợ, rùng rợn, kích động bạo lực ... sẽ bị phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng. Ngoài ra, các hành vi quảng cáo dịch vụ trò chơi điện tử G1 khi chưa có giấy phép cũng bị phạt nặng ở mức từ 40 - 50 triệu đồng.
    Không giấy phép vẫn ngang nhiên hoạt động?
    Một trong những khu vực được các nhà phát hành game online thuộc thể loại bắn súng bạo lực đẩy mạnh phát triển là TP.HCM. Dẫu cho đây là địa phương trong quá khứ đã từng nhiều lần mạnh tay ngăn cấm dạng game này.
    Còn nhớ trong năm 2010, do lo ngại về các yếu tố bạo lực trong game bắn súng có thể ảnh hưởng tiêu cực tới giới trẻ, Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM đã có những biện pháp cứng rắn nhằm loại trừ những game như vậy ra khỏi địa bàn mà mình đang quản lý.
    Chỉ trong 4 tháng thực hiện các biện pháp mạnh nhằm quản lý game online, TP.HCM đã loạt bỏ hoàn toàn các game bắn súng. Trong 3 game thuộc thể loại này được phát hành tại thời điểm đó, ngoài Biệt đội thần tốc của Vinagame và Đặc nhiệm anh hùng của FPT tự đóng cửa thì Đột Kích của VTC Intecom đã bị buộc ngưng cung cấp tại khu vực này.
    Phớt lờ lệnh cấm, game bắn súng ngang nhiên hoạt động
    Game online thể loại bắn súng vẫn ngang nhiên hoạt động tại các địa điểm internet công cộng.
    Đồng thời Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cũng đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông không cấp phép lưu hành đối với game bắn súng Battle Star của Asiasoft, mặc dù game này vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm. Và ngay sau đó, Bộ TT&TT đã có quyết định rút lại quyết định phê duyệt nội dung kịch bản trò chơi này.
    Ngoài ra đối với các báo, tạp chí, trang tin điện tử có hành vi giới thiệu, quảng bá cho các trò chơi có nội dung bạo lực chưa được phép phát hành tại Việt Nam cũng bị xử lý với số tiền phạt lên tới 82,5 triệu đồng. Chưa dừng lại Sở TT&TT TP.HCM còn yêu cầu các báo này gỡ bỏ các bài viết có nội dung vi phạm như trên.
    Tuy nhiên bước sang năm 2013, các game online bắn súng bất ngờ quay trở lại một cách ào ạt. Có thể kể đến hàng loạt cái tên như Avatar Star của FPT Online, PetaCity của VDC Net2E, hay mới đây nhất là Warface của Goplay.
    Từ đó có thể thấy, việc xuất hiện các game online thuộc thể loại bắn súng phát hành không phép như hiện nay có ảnh hưởng rất tiêu cực cho thị trường game trong nước. Bởi mặc dù đã bị cơ quan quản lý "tuýt còi" nhưng nhà phát hành vẫn tung ra như thể đang thách thức ngược trở lại đơn vị chức năng.
    Chính vì vậy, mỗi khi nhắc tới vấn đề cấp phép game online, một quan chức của Bộ TT&TT từng chia sẻ, sẽ không ủng hộ thể loại game bắn súng cũng như không muốn cấp phép cho thể loại game này hoạt động.
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/phot-lo-lenh-cam-game-ban-sung-ngang-nhien-hoat-dong-a27864.html
    Hiếp xong giết gái làng chơi để cướp tiền đánh game

    Hiếp xong giết gái làng chơi để cướp tiền đánh game

    Là một kẻ nghiện game, nhưng lại không có tiền để thỏa mãn “cơn nghiện” của mình, kẻ sát nhân đã lên kế hoạch mua dâm với nữ nhân viên gội đầu, đồng thời là gái bán dâm rồi ra tay giết hại và cướp tài sản.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Hiếp xong giết gái làng chơi để cướp tiền đánh game

    Hiếp xong giết gái làng chơi để cướp tiền đánh game

    Là một kẻ nghiện game, nhưng lại không có tiền để thỏa mãn “cơn nghiện” của mình, kẻ sát nhân đã lên kế hoạch mua dâm với nữ nhân viên gội đầu, đồng thời là gái bán dâm rồi ra tay giết hại và cướp tài sản.

    Phải có “bàn tay thép” kiểm soát các chương trình game!

    Phải có “bàn tay thép” kiểm soát các chương trình game!

    (ĐSPL) - Dự thảo, chính sách đưa ra về quản lý kinh doanh internet, trong đó ngăn chặn tác hại của trò chơi trực tuyến vấp phải sự phản đối của nhiều đối tượng được lấy ý kiến. Ông Lê Văn Thành, Trưởng phòng Nghiên cứu Văn hóa - Xã hội (Viện NC - PT TP.HCM) đã có buổi trò chuyện cùng báo ĐS&PL về vấn đề này.

    Khi game thủ thành sát thủ ngoài đời

    Khi game thủ thành sát thủ ngoài đời

    (ĐSPL) - Có rất nhiều lý do để biến các game thủ thành sát thủ. Trong đó, ám ảnh về game bạo lực mà những đứa trẻ nghiện game “luyện ngày luyện đêm” ở các tiệm internet, được cho là nhân tố quan trọng tác động đến tâm lý của các “tín đồ” game online.