Những ngày cận Tết, tại các huyện ngoại thành Hà Nội, không khó để bắt gặp những điểm giết mổ tự phát, việc giết mổ được thực hiện ngay trên sàn, tay không đeo găng, nước thải thì đổ thẳng ra môi trường.
Anh Nguyễn Duy Thành, xã Sơn Đồng, huyện Hoài Đức, Hà Nội
Mình làm như thế này nó có đảm bảo vệ sinh không anh? Dạ nó cũng đảm bảo. Mình làm sao mình biết nó đảm bảo, tại vì cái khâu nước là nó sạch.
Còn tại các chợ đầu mối nằm sâu trong nội thành, các hành vi để thực phẩm tươi sống dưới nền đất, hay là kéo lê sản phẩm qua những trũng nước thải như thế này cũng vẫn thường xuyên diễn ra. Điều đáng nói là các tiểu thương đều biết mình làm như vậy là không đảm bảo về an toàn vệ sinh thực phẩm nhưng họ vẫn làm.
Ông Lê Văn Trung, Thương lái
Quy định mình có được lấy rỏ kéo lê dưới đất không anh? Không, phải cắp, bê lên. Vậy tại sao mình vẫn kéo lê dưới đất? Nặng quá,…
Ông Cao Hữu Giáp, Tổ quản lý Chợ tạm, Chợ Cá Yên Sở
Cái hiện tượng co cá này tới đây là không cho co nữa mà phải bắt dùng xe, nếu bê nặng quá thì dùng xe để người ta trở.
Với số dân trên 10 triệu người, thị trường Hà Nội mỗi ngày tiêu dùng gần 1 nghìn tấn thịt gia súc, gia cầm và các sản phẩm thuỷ sản. Tuy nhiên, bên cạnh các sản phẩm được kiểm soát tốt thì hiện 40% sản lượng các sản phẩm này là được giết mổ tại 900 lò mổ thủ công tự phát và có nơi tiêu thụ chủ yếu là tại các chợ cóc, chợ tạm, nên nếu người kinh doanh thiếu ý thức thì rất khó đảm bảo được về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ông Nguyễn Văn Huy, Phó Trạm trưởng, Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Hoài Đức, Hà Nội
Về góc độ giết mổ trên địa bàn huyện Hoài Đức bây giờ cũng rất khó khăn về công tác quản lý giết mổ gia súc gia cầm vì trong cái điều kiện xây dựng cái cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập chung là chưa có cơ sở giết mổ tập chung chính vì vậy công tác quản lý cũng gặp rất nhiều khó khăn
Ông Nguyễn Đình Tường, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội
Thành phố Hà Nội là một thị trường vô cùng lớn các cái nguồn cung cấp cũng vô cùng đa dạng cho nên cái việc quản lý an toàn thực phẩm là hết sức quan trọng và cũng có rất nhiều cái nguy cơ những cái mất an toàn thực phẩm về với Hà Nội do vậy thành phố Hà Nội nhất là trong dịp Tết cũng đã thành lập ba cái đoàn kiểm tra tới các quận huyện, các địa phương có các chỉ đạo đồng bộ xuống các địa phương thành lập các ban chỉ đạo và đôn đốc kiểm tra giám sát cái vấn đề an toàn thực phẩm trong đó có ba ngành y tế công thương, nông nghiệp có phối hợp trong an toàn thực phẩm, tăng cường xe kiểm nghiệm ngành, tâp chung vào các chợ đầu mối, các điểm tiêu thụ nhiều nguy cơ trên địa bàn,…
Dịp cuối năm, nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng thực phẩm nói chung, thịt gia súc, gia cầm, thuỷ sản và các sản phẩm nông sản khác nói riêng được dự báo là sẽ tăng khoảng 20% > 25% so với các ngày thường. Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng, ngoài việc cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chức năng, thì người dân cũng được khuyến cáo chỉ nên mua hàng tại các địa chỉ uy tín và đã được cơ quan chuyên môn cấp các chứng chỉ về an toàn thực phẩm./.