+Aa-
    Zalo

    Phép thử quan trọng đối với sự hỗ trợ từ EU cho Ukraine

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Sáu tháng sau khi xung đột nổ ra ở Ukraine, sự đoàn kết và thống nhất trong phản ứng của các nước phương Tây đã khiến nhiều người bất ngờ.

    Dù có sự rạn nứt trong quan hệ giữa Mỹ và các nước châu Âu dưới thời cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump và ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, liên minh xuyên Đại Tây Dương vẫn đạt được sự thống nhất và các thoả thuận về việc hỗ trợ tài chính cũng như cung cấp vũ khí cho Ukraine khi xung đột nổ ra từ cuối tháng 2 vừa qua. Đồng thời, các nước phương Tây cũng đang dần đi đến một cam kết chung về việc ngừng sự phụ thuộc vào khí đốt từ Nga và đã áp đặt nhiều vòng trừng phạt nghiêm ngặt đối với Moscow đẻ phản ứng lại chiến dịch quân sự đặc biệt.

    Tuy nhiên, khi xung đột bước sang tháng thứ 6, các quan chức châu Âu bắt đầu lo ngại tinh thần đoàn kết có thể sẽ sụp đổ khi châu lục này bước vào mùa đông khắc nghiệt với giá cả thực phẩm tăng cao, thiếu hụt nhiên liệu sưởi ấm và nguy cơ suy thoái ngày một rõ rệt.

    Các nền kinh tế hàng đầu Liên minh châu Âu (EU) đã bắt đầu áp dụng các biện pháp tiết kiệm năng lượng để đảm bảo có đủ nguồn cung khí đốt cho mùa đông sắp tới. Trong đó, thủ đô Berlin của Đức đã quyết định tắt đèn ờ các đài tưởng niệm công cộng trong khi các cửa hàng ở Pháp bị yêu cầu đóng kín cửa ra vào khi đang mở điều hoà. 

    Những điều này có thể đang khiến các nước phương Tây bắt đầu rời sự chú ý của họ khỏi cuộc xung đột tại Ukraine và tập trung vào giải quyết những vấn đề trong nước. 

    xung dot ukraine
    Từ khi xung đột nổ ra ở Ukraine, các quan chức phương Tây đã thực hiện nhiều chuyến thăm đến thủ đô Kyiv. Ảnh: Reuters 

    Ông Keir Giles, một thành viên tư vấn cấp cao tại tổ chức Chatham House, nhận xét: "Thách thức với Ukraine hiện nay tương tự như những gì họ phải đối mặt trong ngày đầu xung đột: Giữ phương Tây ở bên mình khi cái giá của sự hỗ trợ ảnh hưởng đến các nước này. Đó không chỉ là vấn đề về năng lượng Nga và khủng hoảng ngũ cốc, mà còn bao gồm cả vấn đề nền kinh tế và hỗ trợ nhân đạo".

    Ông nói thêm: "Đây có lẽ là nguyên nhân vì sao Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky mong muốn cuộc xung đột kết thúc trước Giáng sinh".

    Nguy cơ khủng hoảng năng lượng vào mùa đông sắp tới vốn là một vấn đề khiến các quan chức và nhà ngoại giao phương Tây "đau đầu" mỗi ngày. Được biết, Nga đóng góp khoảng 55% nguồn cung khí đốt cho EU trong năm 2021. Bên cạnh đó, EU cũng đang trong "cơn khát" khí đốt Nga. Trong năm 2021, EU nhập khẩu khoảng 2,2 triệu thùng dầu thô từ Nga mỗi ngày. Do đó, việc từ bỏ hoàn toàn năng lượng Nga vẫn luôn là một bài toán khó với khối này.

    Một quan chức ngoại giao EU giấu tên chia sẻ: "Trong nội bộ EU, đây là một điều vô cùng khó khăn và chúng tôi sẽ phải giữ vững cam kết cắt giảm khí đốt Nga khi họ được hưởng lợi nhuận từ khí đốt và các nguồn cung khác".

    Được biết, EU vốn đã đạt được thoả thuận cắt giảm 15% lượng nhiên liệu nhập khẩu từ Nga. Tuy nhiên, thoả thuận này đã vấp phải chỉ trích vì chỉ mang tính tự nguyện và các quan chức lo ngại nếu đưa thoả thuận đi quá xa, nhiều người thành viên có thể sẽ không thực hiện vai trò của họ.

    Bên cạnh đó, các quan chức cũng lo ngại kế hoạch của phương Tây trong việc viện trợ vũ khí cho Ukraine sẽ chỉ là một giải pháp ngắn hạn cho một vấn đề lớn - một cuộc xung đột không hồi kết.

    Các vũ khí của Pháp hiện đã xuất hiện trên tiền tuyến Ukraine trong khi Đức cũng phá vỡ chính sách kéo dài nhiều thập kỷ để vừa tăng cường năng lực quân sự của đất nước và gửi vũ khí sát thương cho một quốc gia khác. 

    cac nuoc phuong tay
    Các nước phương Tây đã bày tỏ sự đoàn kết kể từ khi xung đột xảy ra. Ảnh: Getty 

    Một quan chức NATO chia sẻ: "Ban đầu, phản ứng của phương Tây cứng rắn hơn so với những gì Nga dự đoán. Vể mặt chiến thuật, Điện Kremlin đã tính toán sai nhiều thứ. Về mặt chính trị, việc thống nhất phía sau Ukraine và quyên góp vũ khí cũng như tiền mặt cho nước này là điều khá đơn giản. Theo thời gian, các loại vũ khí chúng tôi gửi đi ngày càng phức tạp, đòi hỏi phải được huấn luyện để sử dụng. Tin tốt là những vũ khí này đã giúp Ukraine giữ vững vị trí của họ. Nhưng tin xấu là xung đột càng kéo dài, nguồn cung vũ khí sẽ dần cạn, khiến họ càng khó đầu hàng hơn".

    Bên cạnh các vấn đề về kinh tế và quân sự đang ảnh hưởng đến sự rộng rãi của phương Tây, ngày càng nhiều lo ngại rằng cuộc xung đột kéo dài khiến cả thế giởi mệt mỏi. 

    Nhà ngoại giao NATO nói thêm: "Trở lại hồi tháng 2, các phong trào phản đối chiến dịch quân sự của ông Putin diễn ra khá dễ dàng. Giờ đây, cuộc chiến đang ở giai đoạn chiến lược nhàm chán. Có ít lợi ích và tổn thất hàng ngày hơn".

    Tất nhiên, các quốc gia phương Tây sẽ không thể chỉ đơn giản là rút lại sự ủng hộ của họ. Nhưng diễn biến hiện này có thể khiến các nước thay đổi kết quả mà họ ủng hộ.

    Một số nước châu Âu, nổi bật nhất là Pháp và Đức, đã công khai nói rằng nên có một kênh liên lạc chung giữa phương Tây và Moscow. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã nhiều lần lập lại quan điểm rằng Ukraine và Nga nên tiến hành các cuộc đàm phán để giải quyết xung đột. Trong khi đó, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đang đối mặt với chỉ trích vì đưa ra những thông điệp hỗn loạn về vấn đề khí đốt Nga và việc EU có nên cấm thị thực với toàn bộ công dân Nga hay không.

    tong thong phap tong thong ukraine
    Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Ảnh: Getty 

    Một nhà ngoại giao châu Âu bày tỏ: "Liệu chúng ta còn đang hướng tới một kết thúc giống nhau? Điều có phải chỉ là quay về ranh giới ban đầu trước chiến dịch quân sự của Nga? Hay qua về thời điểm trước năm 2014, trước khi Nga sáp nhập Crimea? Liệu chúng ta sẽ tiếp tục thoả thuận với Tổng thống Putin sau khi xung đột kết thúc? Đây là những câu hỏi dài hạn mà chúng ta cần đặt ra, nhưng chúng ta lại không làm vậy. Tốt hơn hết là không nên đặt ra câu hỏi vào lúc này". 

    Những tháng tới sẽ là giai đoạn khó khăn nhất đối với châu Âu kể từ khi xung đột nổ ra tại Ukraine. Các công dân châu Âu sẽ cảm nhận được sự gia tăng trong chi phí sinh hoạt trên cả châu lục. Một số người thậm chí phải đưa ra sự lựa chọn về việc sưởi ấm hay mua thực phẩm. Thách thức này đến vào thời điểm nhiều quốc gia đã tiếp nhận người di cư từ Ukraine kể từ cuối tháng 2 vừa qua. 

    Trong tình hình này, các chính trị gia cũng sẽ gặp khó khăn trong việc chi tiền và hỗ trợ một quốc gia khác, đặc biệt là khi nhiều người dân cho rằng đất nước của họ đã làm đủ để ủng hộ Ukraine.

    Nhiều quan chức châu Âu dự đoán đến một thời điểm nào đó, các nhà lãnh đạo châu Âu sẽ trở thành trung gian hoà giải và từ bỏ kết thúc mà Ukraine mong muốn, có thể chỉ yêu cầu Nga rút quân về phía biên giới của họ trước đây.

    Theresa Fallon, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Nga Âu Á, chia sẻ: "Ngày càng có nhiều lo ngại rằng khi Ukraine thất thề trước Nga, sẽ có các lời kêu gọi về việc dàn xếp hoà bình. Ngay khi mọi người nhận thấy Kyiv đang thua, họ có thể sẽ bắt đầu đặt câu hỏi tại sao chúng ta tiếp tục ủng hộ những vũ khí đắt tiền cho Ukraine trong bối cảnh căng thẳng kinh tế".

    Bà chỉ ra rằng điều này sẽ rất quan trọng vì nhiều đồng minh phương Tây chủ chốt đang phải trải qua những giai đoạn chính trị đầy biến động ở nước họ. Trong đó, Italy sẽ tổ chức bầu cử mới, Vương quốc Anh sẽ có tân thủ tướng và cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ ở Mỹ có thể quyết định phần còn lại trong nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Joe Biden.

    Bà Fallon nói thêm: "Khi các vấn đề chính trị trong nước bắt đầu chi phối, người dân có thể hỏi tại sao chúng tôi lại giúp Ukraine thay vì xây dựng cơ sở hạ tầng".

    Minh Hạnh(Theo CNN)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/phep-thu-quan-trong-doi-voi-su-ho-tro-tu-eu-cho-ukraine-a548616.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan